Vị trí quan trắc các mẫu không khí khu vực nhà máy

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường không khí của nhà máy sản xuất gốm tại xã cao dương, huyện lương sơn, tỉnh hòa bình và đề xuất biện pháp giảm thiểu và khắc phục sự cố ô nhiễm (Trang 30 - 36)

Vị trí quan trắc Tọa độ VN 2000 Vị trí đo và lấy mẫu

X(m) Y(m)

Vị trí mẫu không khí xung quanh

KK1 2290477 463612 Khu vực cổng nhà máy

KK6 2290703 463598 Khu vực nhà văn phòng,

nhà ở

Vị trí mẫu khí khu vực sản xuất

KK2 2290621 463476 Khu vực phơi gạch mộc

KK3 2290560 463409 Khu vực đặt nhà máy chế

biến tại hình

KK4 2290531 463340 Khu vực nhà chưa đất

KK5 2290640 463576 Khu vực nhà bao che lò

Vị trí mẫu khí khu vực ống khói nhà máy

KT1 2290543 463456 Khu vực ống khói phía

Đông Nhà máy

KT2 2290583 464576 Khu vực ống khói phía Tây

Nhà máy

KT3 2290745 463538 Khu vực ống khói phía

Nam Nhà máy

- Cách lấy mẫu không khí: Sử dụng máy lấy mẫu không khí để lấy mẫu tại một số địa điểm bằng các máy chuyên dụng saptex. Các mẫu được cố định và bảo quản trước khi vận chuyển về phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn hiện hành.

+ Tiếng ồn Leq: TCVN 7878-2:2010 (ISO 1996-2:2007) về âm học - Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường - Phần 2 - Xác định mức tiếng ồn môi trường.

+ SO2: TCVN 5971:1995 (ISO 6767 : 1990) về không khí xung quanh - xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit - phương pháp tetracloromercurat (TCM).

+ NO2: TCVN 6137:2009 (ISO 6768 : 1998) về Không khí xung quanh - Xác định nồng độ khối lượng của nitơ điôxit.

+ CO: CDATET.HDHT.CO: Quy trình nội bộ hướng dẫn phân tích CO trong phòng thí nghiệm.

+ Bụi lơ lửng: TCVN 5977:2009 (ISO 9096 : 2003) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng của bụi bằng phương pháp thủ công.

3.3.3. Phương pháp tổng hợp so sánh

Tổng hợp số liệu thu thập được, so sánh với các QuyChuẩn Việt Nam QCVN 05: 2013/BTNMT, QCVN 06: 2009/BTNMT, QCVN 19: 2009/BTNMT, QCVN 26: 2010/BTNMT, Quyết định 3733/BYT để đưa ra kết luận về hiện trạng môi trường không khí khu vực nhà máy.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tổng quan về nhà máy sản xuất Gốm tại xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

4.1.1. Vị trí địa lý

- Nhà máy sản xuất Gốm được thành lập từ năm 2010, do Công ty cổ phần đầu tư kinh tế Hồng Hà làm chủ đầu tư

- Đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Nguyễn Quang Hà - Giám đốc - Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm Gốm sứ trang trí. Thiết kế tạo mẫu và đào tạo chuyển giao các sản phẩm mỹ nghệ mỹ thật có chất lượng cao.

- Công suất sản xuất: 500.000 nghìn sản phẩm/năm

Nhà máy sản xuất Gốm tại Thôn Đồng Phú, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được xây dựng trên vùng núi đá vôi và ruộng với tổng diện tích nhà máy là 6,17ha.

Các hướng tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc: Giáp khu dân cư, xã Cao Dương.

+ Phía Nam: Giáp khu nghĩa địa và ruộng, xã Cao Dương. + Phía Tây: Giáp đất trồng màu, xã Cao Dương.

+ Phía Đông: Giáp đường Hồ Chí Minh.

4.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất Gốm tại nhà máy

Nhà máy được xây dựng từ năm 2010, nhà máy có các hạng mục công trình, phân xưởng, nhà máy sản xuất các loại vật liệu xây dựng khác nhau như: Nhà máy sản xuất Gốm; Kho chứ nguyên liệu; Phân xưởng gia công nguyên liệu và tạo hình sản phẩm.

Cơ cấu sản phẩm chính và nguyên liệu:

- Nguyên liệu chính là cao lanh, đất sét, đá trường thạch là những nguyên liệu chính để làm Gốm

- Sản phẩm chính là các sản phẩm Gốm sứ trang trí

* Sau đây là quy trình sản xuất Gốm của nhà máy:

Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất Gốm kèm dòng thải

* Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

Chuẩn bị nguyên liệu: Đất sét, cao lanh để sản xuất Gốm.

Tạo hình: Đất sét được đưa vào khuôn và bàn xoay để tạo hình.

NGUYÊN LIỆU TẠO HÌNH SẤY KHÔ TRÁNG MEN NUNG SẢN PHẨM RÃ KHUÔN PHÂN PHỐI KCS - Nguyên liệu men

- Nước

- Hóa chất kết dính

- Bụi

- Đất, đá vụn

- Nước thải (chứa bùn)

Đất dư, bụi

Đất cạo bỏ, bụi

Nhiệt dư, khí thải Nhiệt lò hơi Nước thải - Màu men - Hóa chất - Than, tro - Nhiệt thừa - Khí thải (SOx, NOx, COx) - Củi cây - Nhiên liệu phụ Sản phẩm không đạt yêu cầu

Sấy khô: Các sản phẩm sau khi rã khuôn sẽ được sấy khô bằng lò hơi đốt củi. một số sản phẩm có thể bỏ qua công đoạn này.

Tráng men: Sau khi sấy khô, các sản phẩm được đưa vào tráng men.

Men bột được pha loãng dưới nước. Men sau khi pha chế được tráng mmootj lớp mỏng 0,1 – 0,3mm để giữ cho sản phẩm khỏi bị tác động của axit, kiềm. Tăng tính chống thấm đồng thơi còn trang trí sản phẩm. Quá trình tráng men được thực hiện thủ công, sau đó dùng cọ trang trí hoa văn.

Nung: Sau khi tráng men, sản phẩm được đưa vào lò nung, nung nhiệt độ

từ 1300 đến 1500 oC trong 24h để tăng độ rắn chắc cho sản phẩm đồng thời giữ lớp men dính chặt lên bề mặt sản phẩm, sau đó ngưng hoạt động và để nguội sản phẩm tự nhiên trong 24h.

Phân loại sản phẩm đóng gói – bao bì: Sau thời gian để nguội, sản phẩm

được kiểm tra chất lượng các sản phẩm không đạt yêu cầu được loại bỏ, chúng chiếm 3% thường bị nứt, các sản phẩm đạt yêu cầu được đóng gói thành phẩm chờ xuất kho bán.

* Biện pháp xử lý khí đang được áp dụng tại nhà máy sản xuất Gốm:

Hình 4.2. Quy trình lọc bụi trong nhà máy sản xuất Gốm

Thuyết minh công nghệ: Bụi và khí thải được thu hồi bởi chụp hút bụi

nhờ hệ thống quạt đưa đến xyclon, tại đây bụi được xử lý và rơi xuống, khí được dẫn qua hệ thống tháp hấp phụ, dung dịch hấp phụ ở đây là Ca(OH)2, hiệu suất hấp phụ ở đây đạt 90%, và dung dịch được sử dụng tuần hoàn trở lại, sau đó quạt gió hút khí sạch qua ống khói và ra ngoài môi trường.

Phương trình phản ứng trong quá trình xử lý: Ca(OH)2 + HF = CaF2 + H2O

Ca(OH)2 + CO2 = CaCO3↓ + H2O

Ca(OH)2+ 2NO2 + 1/2O2 = Ca(NO3)2 + H2O Chụp hút bụi Quạt hút Xyclon Tháp hấp phụ Bể lắng Ống khói

Ca(OH)2 + SO2 = CaSO3. 1 2H2O +1 2H2O CaSO3. 1 2H2O 1 2O2 +2 3H2O = CaSO4.2H2O

Lượng bùn thạch được tách ra quá trình lắng sẽ được công nhân của Công ty thu gom và xử ký như chất thải thông thường. Nước được tái sử dụng để phun vào tháp hấp phụ xử lý khí thải.

4.2. Hiện trạng môi trường không khí tại nhà máy sản xuất Gốm

4.2.1. Hiện trạng khí thải của nhà máy sản xuất Gốm

Qua kết quả quan trắc tại 3 vị trí: Khu vực ống khói phía Đông nhà máy (KT1); Khu vực ống khói phía Tây nhà máy (KT2); Khu vực ống khói phía Nam nhà máy (KT3) với các chỉ tiêu: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, độ ồn, tổng bụi lơ lửng, SO2, NO2, CO chúng tôi thu được các kết quả như sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường không khí của nhà máy sản xuất gốm tại xã cao dương, huyện lương sơn, tỉnh hòa bình và đề xuất biện pháp giảm thiểu và khắc phục sự cố ô nhiễm (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)