PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Tác động ô nhiễm môi trường không khí của nhà máy sản xuất Gốm
4.3.1. Tác động đối với sức khỏe con người
Trong hoạt động sản xuất gạch thì người công nhân có thể mắc các loại bệnh sau:
- Bệnh hô hấp: Do tiếp xúc với khí lò nung 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 KK1 KK6 µ g/ m 3 Vị trí lấy mẫu Hàm lượng CO QCVN 05: 2013/BTNMT
- Bệnh ngoài da: Có liên quan trực tiếp đến môi trường sống và lao động. Các bệnh về da chủ yếu là nấm và mẩn ngứa.
- Bệnh đau mắt: Có liên quan đến nguồn nước sinh hoạt cũng như môi trường làm việc bụi bặm.
Tiếng ồn và độ rung cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như gây mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu. Tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao động. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc.
4.3.2. Tác động đến đối với kinh tế xã hội
- Tác động tích cực:
+ Đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tỉnh Hòa Bình, thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông;
+ Sự hoạt động của Công ty góp phần tạo ra sản phẩm gạch có chất lượng cao, ngời tiêu dùng sẽ được lựa chọn chất lượng hàng hóa và giải pháp phù hợp.
+ Đóng góp của Nhà máy vào Ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định, góp phần ổn định đời sống nhân dân, giúp giảm áp lực của nạn thất nghiệp và các tệ nạn xã hội. Đồng thời khuyến khích và góp phần thức đẩy quá trình phát triển ngành kinh doanh dịch vụ,…
+ Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, tăng tỷ lệ sản xuất công nghiệp cũng như lao động sản xuất công nghiệp, giảm tỷ lệ sản xuất và lao động nông nghiệp.
+ Làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của khu vực, thực hiện tốt chương trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn.
- Tác động tiêu cực:
+ Cùng với những lợi ích tăng trưởng kinh tế - xã hội đồng thời cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, tạo ra nhiều mâu thuẫn xã hội như: làm thay đổi điều kiện sinh hoạt, việc làm, thu nhập của người dân địa phương gây ra nhiều vấn đề phức tạp trong văn hóa và trật tự trị an trong khu vực.
+ Việc tăng mật độ giao thông trên các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm từ khu vực Nhà máy đến nơi tiêu thụ sẽ kéo theo nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông.
4.3.3. Tác động đối với hệ sinh thái
Hoạt động sản xuất gạch sẽ sử dụng diện tích đồi làm nguyên liệu và việc sử dụng này làm mất đi thảm thực vật tự nhiên của khu vực. Các chất thải của quá trình sản xuất như: bụi, khí thải, nước thải và chất thải rắn cũng có ảnh hưởng tới hệ thực vật khu vực xung quanh. Đối với thực vật. bụi lắng đọng trên lá cây làm giảm khả năng quang hợp của cây, giảm năng xuất cây trồng. Các tác động có thể xảy ra do tác động sản xuất gạch:
-Làm thay đổi đi thảm thực vật trước kia sinh sống và có thể dẫn đến thay đổi điều kiện vi khí hậu trong khu vực.
-Gây xói mòn đồi núi do khai thác đất đồi làm nguyên liệu, mất lớp che phủ mặt đất, tạo dòng chảy bùn thải nếu không quản lý được nguồn thải này.
-Giảm diện tích đất trồng trong khu vực khai thác.