của nhà máy
Nhận xét:
Qua hình 4.8 cho ta thấy hàm lượng NO2 không khí khu vực sản xuất của nhà máy giao động từ 112 - 155 µg/m3 đều nằm dưới ngưỡng cho phép theo Quyết định số 3733/2002/BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. * Khí SO2
Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện hàm lượng SO2 không khí khu vực sản xuất của nhà máy của nhà máy 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 KK2 KK3 KK4 KK5 µg /m 3 Vị trí lấy mẫu
Nhận xét:
Qua hình 4.9 ta thấy được hàm lượng SO2 không khí khu vực sản xuất của nhà máy giao động từ 122 - 223 µg/m3 không khí khu vực sản xuất đều nằm dưới ngưỡng cho phép theo Quyết định số 3733/2002/BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
* Bụi lơ lửng
Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện hàm lượng bụi lơ lửng không khí khu vực sản xuất của nhà máy
Nhận xét:
Qua hình 4.10 ta thấy được hàm lượng bụi lơ lửng không khí khu vực sản xuất của nhà máy giao động từ 114 - 121 µg/m3 đều nằm dưới ngưỡng cho phép theo Quyết định số 3733/2002/BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 KK2 KK3 KK4 KK5 µ g/ m 3 Vị trí lấy mẫu
4.2.3. Hiện trạng môi trường không khí xung quanh tại nhà máy
Qua kết quả quan trắc tại 2 vị trí: Khu vực cổng nhà máy (KK1); Khu vực văn phòng nhà ở (KK6) với các chỉ tiêu: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, độ ồn, tổng bụi lơ lửng, SO2, NO2, CO chúng tôi thu được các kết quả như sau:
Bảng 4.3. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh nhà máy sản xuất Gốm TT Thông số Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 05:2013/ BTNMT KK1 KK6 1 Nhiệt độ 0C 22,1 22,5 - 2 Độ ẩm % 73,4 73,1 - 3 Tốc độ gió m/s 0,6 0,8 -
4 Tiếng ồn (Leq) dBA 61 66 70(*)
5 CO µg/m3 11687 9560 30.000
6 NO2 µg/m3 114 126 200
7 SO2 µg/m3 154 122 350
8 Bụi lơ lửng µg/m3 107 108 300
(Nguồn: Kết quả phân tích)
Ghi chú:
- QCVN 05: 2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (tính trung bình 1h).
- (*) : QCVN 26:2010/BTNMT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. - “-”: Không quy định
- KK1: Khu vực cổng nhà máy - KK6: Khu vực văn phòng nhà ở
Nhận xét:
Dựa vào bảng kết quả phân tích, ta nhận thấy các chỉ tiêu phân tích về môi trường không khí tại các vị trí lựa chọn quan trắc đều nằm dưới ngưỡng cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
Kết quả quan trắc được đối chiếu với Quy chuẩn Việt Nam hiện hành được thể hiện trên các biểu đồ sau:
* Bụi lơ lửng
Hình 4.11. Biểu đồ thể hiện hàm lượng bụi lơ lửng trong môi trường không khí xung quanh nhà máy
Nhận xét:
Qua hình 4.11. ta thấy được hàm lượng bụi lơ lửng của chất lượng môi trường không khí xung quanh nhà máy giao động từ 107 - 108 µg/m3 đều nằm dưới ngưỡng cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
0 50 100 150 200 250 300 350 KK1 KK6 µ g/ m 3 Vị trí lấy mẫu
* Khí SO2
Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện hàm lượng SO2 trong môi trường không khí xung quanh nhà máy
Nhận xét:
Qua hình 4.12 ta thấy được hàm lượng SO2 của chất lượng không khí xung quanh nhà máy giao động từ 122 - 154 µg/m3 đều nằm dưới ngưỡng cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
* Khí NO2
Hình 4.13. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NO2 trong môi trường không khí xung quanh nhà máy
0 50 100 150 200 250 300 350 400 KK1 KK6 µg /m 3 Vị trí lấy mẫu Hàm lượng SO2 QCVN 05:2013/BTNMT 0 50 100 150 200 250 KK1 KK2 µg /m 3 Vị trí lấy mẫu Hàm lượng NO2 QCVN 05:2013/BTNMT
Nhận xét:
Qua hình 4.13 cho ta thấy hàm lượng NO2 của chất lượng môi trường không khí xung quanh nhà máy giao động từ 114 - 126 µg/m3 đều nằm dưới ngưỡng cho chép theo QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
* Khí CO
Hình 4.14. Biểu đồ thể hiện hàm lượng CO trong môi trường không khí xung quanh nhà máy
Nhận xét:
Qua hình 4.14 ta thấy được hàm lượng CO của chất lượng môi trường không khí xung quanh nhà máy giao động từ 9560 - 11687 µg/m3 đều nằm dưới ngưỡng cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
4.3. Tác động ô nhiễm môi trường không khí của nhà máy sản xuất Gốm
4.3.1. Tác động đối với sức khỏe con người
Trong hoạt động sản xuất gạch thì người công nhân có thể mắc các loại bệnh sau:
- Bệnh hô hấp: Do tiếp xúc với khí lò nung 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 KK1 KK6 µ g/ m 3 Vị trí lấy mẫu Hàm lượng CO QCVN 05: 2013/BTNMT
- Bệnh ngoài da: Có liên quan trực tiếp đến môi trường sống và lao động. Các bệnh về da chủ yếu là nấm và mẩn ngứa.
- Bệnh đau mắt: Có liên quan đến nguồn nước sinh hoạt cũng như môi trường làm việc bụi bặm.
Tiếng ồn và độ rung cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như gây mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu. Tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao động. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc.
4.3.2. Tác động đến đối với kinh tế xã hội
- Tác động tích cực:
+ Đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tỉnh Hòa Bình, thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông;
+ Sự hoạt động của Công ty góp phần tạo ra sản phẩm gạch có chất lượng cao, ngời tiêu dùng sẽ được lựa chọn chất lượng hàng hóa và giải pháp phù hợp.
+ Đóng góp của Nhà máy vào Ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định, góp phần ổn định đời sống nhân dân, giúp giảm áp lực của nạn thất nghiệp và các tệ nạn xã hội. Đồng thời khuyến khích và góp phần thức đẩy quá trình phát triển ngành kinh doanh dịch vụ,…
+ Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, tăng tỷ lệ sản xuất công nghiệp cũng như lao động sản xuất công nghiệp, giảm tỷ lệ sản xuất và lao động nông nghiệp.
+ Làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của khu vực, thực hiện tốt chương trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn.
- Tác động tiêu cực:
+ Cùng với những lợi ích tăng trưởng kinh tế - xã hội đồng thời cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, tạo ra nhiều mâu thuẫn xã hội như: làm thay đổi điều kiện sinh hoạt, việc làm, thu nhập của người dân địa phương gây ra nhiều vấn đề phức tạp trong văn hóa và trật tự trị an trong khu vực.
+ Việc tăng mật độ giao thông trên các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm từ khu vực Nhà máy đến nơi tiêu thụ sẽ kéo theo nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông.
4.3.3. Tác động đối với hệ sinh thái
Hoạt động sản xuất gạch sẽ sử dụng diện tích đồi làm nguyên liệu và việc sử dụng này làm mất đi thảm thực vật tự nhiên của khu vực. Các chất thải của quá trình sản xuất như: bụi, khí thải, nước thải và chất thải rắn cũng có ảnh hưởng tới hệ thực vật khu vực xung quanh. Đối với thực vật. bụi lắng đọng trên lá cây làm giảm khả năng quang hợp của cây, giảm năng xuất cây trồng. Các tác động có thể xảy ra do tác động sản xuất gạch:
-Làm thay đổi đi thảm thực vật trước kia sinh sống và có thể dẫn đến thay đổi điều kiện vi khí hậu trong khu vực.
-Gây xói mòn đồi núi do khai thác đất đồi làm nguyên liệu, mất lớp che phủ mặt đất, tạo dòng chảy bùn thải nếu không quản lý được nguồn thải này.
-Giảm diện tích đất trồng trong khu vực khai thác.
4.4. Đề xuất biện pháp giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm không khí tại nhà máy sản xuất Gốm nhà máy sản xuất Gốm
4.4.1.Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đối với bụi, khí thải
- Xử lý nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng cường hiệu suất sử dụng nguyên, nhiên liệu đầu vào.
- Kiểm soát quy trình sản xuất tránh rò rỉ phát tán bụi ra ngoài môi trường.
- Đầu tư xây dựng đường giao thông nội bộ trong Nhà máy bảo đảm cứng hóa rải nhựa bê tông atphan hoặc bê tông hóa nhằm khống chế lượng bụi do quá trình vận chuyển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…
- Để giảm thiểu lượng bụi phát tán từ các nguyên liệu trong quá trình đưa vào sản xuất, các nguyên liệu đầu vào gồm đất đồi, than cám sẽ được tạo ẩm ở độ ẩm thích hợp khi gia công, chế biến.
- Quá trình bốc dỡ, tập kết sản phẩm không diễn ra liên tục kéo dài nên tải lượng bụi ô nhiễm do quá trình này được phân tán, do đó ảnh hưởng sự phát tán bụi không lớn. Việc pha than vào đất để cải thiện tính chất của vật liệu nung. Lượng pha tới 90% đã giải quyết cơ bản về khí bụi trong thành phần xỉ lò. Vì vậy lượng bụi ở đây còn rất ít.
- Khu vực bụi từ kho chứa than và máy nghiền than được che phủ kín thiết bị và khu vực xả liệu, quy trình nghiền được thực hiện trong phòng kín, các băng tải cũng được bao che kín. Vì vậy lượng bụi thoát ra ngoài là rất nhỏ và không làm ảnh hưởng nhiều tới khu vực xung quanh.
- Nhà máy sử dụng lò sấy và nung Tuynel theo công nghệ mới, sự cháy diễn ra trong môi trường oxi triệt để. Hệ số dư không khí từ 1,5 - 2 lần làm cho hàm lượng CO thành phần chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường được chuyển hóa thành CO2. Toàn bộ khói lò sau khi nung được phục vụ cho quá trình sấy. Sẽ giảm đáng kể nồng độ các khí độc hại thải ra môi trường. Ngoài ra, Nhà máy xây dựng ống khói có chiều cao từ 35 - 50m, giảm thiểu tối đa các tác động của khói lò đối với môi trường tại các khu vực xung quanh.
- Đối với các thiết bị sản xuất: Các thiết bị sản xuất của Nhà máy được lựa chọn đều là những thiết bị công nghệ tiên tiến, đồng bộ. Xây dựng hệ thống xử lí bụi, khí thải bằng hệ thống lọc bụi, và xây dựng một ống khói đảm bảo chiều cao 35 - 50m.
4.4.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đối với chất thải rắn
- Chất thải rắn sinh hoạt:
+ Bố chí lắp đặt các thùng chứa rác cố định trong khuôn viên nhà máy và tại các khu nhà xưởng sản xuất, khu nhà điều hành. Tại các khu nhà điều hành, nhà thường trực, mỗi phòng đều đặt 2 thùng rác khác nhau nhằm phục vụ cho việc phân loại rác tại nguồn.
+ Công ty sẽ ký kết hợp đồng với đơn vị có chức năng tại khu vực đến thu gom và vận chuyển rác đi xử ký theo đúng quy trình quy phạm pháp luật về quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Chất thải rắn sản xuất:
+ Các loại chất thải rắn có thể tái sử dụng trong qua trình sản xuất nhà máy gồm các loại xỉ than, gạch hỏng, thùng, bao bì chứ sản phẩm hỏng,… khi thải ra sẽ được thu gom triệt để về nơi tập kết của Công ty và đước bán cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng vào các mục đích như san lấp mặt bằng,…
Ngoài ra, sản phẩm lỗi, hỏng trong khâu tạo hình sản phẩm sẽ được tái sử dụng trong quá trình sản xuất, nhằm hạn chế phế phẩm thải ra ngoài môi trường.
- Chất thải rắn nguy hại:
+ Chất thải nguy hại gồm: Bóng đèn huỳnh quang hỏng, pin - acquy, các loại dược liệu hỏng, bình xịt muỗi, gián, ruồi, vỏ chất bảo quản hàng hóa,… được lưu giữ hợp lý tại các thùng nhựa có nắp đậy.
+ Xây dựng khu vực để lưu trữ, tập trung chất thải nguy hại tránh tác động của nước mưa chảy tràn hoặc tác động khác của con người làm phát tán, rơi vãi, rò rỉ ra môi trường. Sau 1 thời gian nhất định, chủ đầu tư sẽ liên hệ với đơn vị có chức năng để xử lý theo đúng quy định.
4.4.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đối với tiếng ồn
+ Che chắn các nhà xưởng để làm giảm độ ồn ra môi trường xung quanh, kiểm tra định kỳ các thiết bị, hệ thống bằng cách bảo dưỡng, bôi trơn.
+ Thực hiện các chế độ làm việc hợp lý điều chỉnh giảm bớt thời gian công người lao động phải tiếp xúc với nguồn ồn cao.
+ Trồng cây xanh xung quanh khu vực nhà máy để giảm tiếng ồn.
4.4.4. Biện pháp khắc phục ô nhiễm
* Các biện pháp thông gió nhà xưởng sản xuất:
- Biện pháp thông gió tự nhiên: Được dựa trên nguyên lý lợi dụng gió, chênh lệch áp xuất và nhiệt độ bên trong và bên ngoài nhà xưởng. nhà máy
phải áp dụng các biện pháp thông gió tự nhiên, tạo ra môi trường lao động tốt cho công nhân và giảm chi phí điện, nước so với phương pháp thong gió cưỡng bức như: sử dụng điều hòa nhiệt độ, hệ thống quạt gió,… đối với nhà xưởng sản xuất không đòi hỏi nghiêm ngặt về nhiệt độ, độ ẩm…
-Thông gió nhà xưởng cưỡng bức: Sử dụng quạt hút gió công nghiệp có công suất lớn tại nhà kho, phân xưởng sản xuất. Không khí trước khi thải ra môi trường bên ngoài qua hệ thống quạt gió đến màng lọc bụi và được làm sạch khí thải trước khi thải ra moi trường bên ngoài.
-Để hạn chế ô nhiễm khí thải phát sinh từ các nguồn khác như mùi hôi tại bãi rác, hệ thống thoát nước thải, hố ga, bể tự hoại,…các biện pháp sau được thực hiện:
+ Sử dụng chế phẩm sinh học như chế phẩm EM, Tacozeo…để xử lý và hạn chế mùi hôi bãi rác, nhà vệ sinh.
+ Định kỳ thường xuyên nạo vét các hệ thống hố ga.
* Trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu và sản phẩm: - Lập kế hoạch điều động các xe chở nguyên vật liệu ra vào kho hợp lý, khoa học tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động giao thông khu vực.
- Trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân bốc dỡ như mũ, khẩu trang, quần áo bảo hộ, kính,…Thường xuyên kiểm tra công tác chấp hành nội quy an toàn lao động, sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động của công nhân, tránh tình trạng có phương tiện bảo hộ lao động của công nhân, tránh tình trạng có phương tiện bảo hộ nhưng không sử dụng.
- Khu vực sân bãi và nơi bốc dỡ nguyên vật liệu và sản phẩm được vệ sinh thường xuyên, đặc biệt sau mỗi lần bốc dỡ đều được vệ sinh sạch sẽ.