Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ hôn sản trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 73 - 75)

- Chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

d) Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng

2.2.2.2. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng

Điều 44 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.

3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

Với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản, vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình.

Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản [29, Điều 182]. Theo đó, vợ, chồng tự mình nắm giữ và quản lý tài sản riêng của mình. Vợ, chồng được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản nhưng không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Quyền chiếm hữu tài sản riêng của vợ, chồng không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian [29, Điều 184]. Đối với trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản [38, khoản 2 Điều 44].

Quyền sử dụng tài sản là khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản [29, Điều 192]. Vợ, chồng có toàn quyền sử dụng tài sản riêng cuả mình thông qua việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác [29, Điều 193]. Đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng thì cả hai vợ chồng đều hưởng hoa lợi, lợi tức trong trường hợp này.

Quyền định đoạt tài sản là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó [29, Điều 195]. Ví dụ như: vợ, chồng quyết định tặng cho, chuyển nhượng, trao đổi, cho vay, mượn, để thừa kế…tài sản riêng của mình cho người khác. Về cơ bản, vợ, chồng thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản riêng của mình chỉ theo ý chí của mình mà không phụ thuộc vào ý chí của bên vợ, chồng kia hoặc của người thứ ba. Tuy nhiên, do tính chất và mục đích đặc biệt của quan hê ̣ hôn nhân, pháp luật quy định về việc hạn chế quyền định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản riêng như sau: “Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ” [38, khoản 4 Điều 44]. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình có nghĩa là hoa lợi, lợi tức đó cần phải có thì gia đình mới tồn tại

được, hay nói cách khác nếu không có những hoa lợi, lợi tức đó thì cuộc sống của gia đình không thể duy trì.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ hôn sản trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)