- Chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
d) Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng
3.1.1. Những thuận lợi cơ bản trong việc áp dụng chế độ hôn sản vào thực tế xét xử của Tòa án nhân dân
tế xét xử của Tòa án nhân dân
Qua thực tiễn xét xử các vụ án HN&GĐ và tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng trong thời gian qua có thể thấy số lượng các vụ án không những có xu hướng tăng về số lượng mà tính chất vụ việc, tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp liên quan đến tài sản vợ chồng có nhiều phức tạp. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường cùng với nhu cầu điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình, các căn cứ pháp lý để giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng ngày càng được chú trọng. Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay, chưa bảo giờ các quy phạm pháp luật về HN&GĐ lại được các cơ quan nhà nước quan tâm ban hành kịp thời và đầy đủ như vậy. Trước khi Luật HN&GĐ năm 2014 được ban hành, ngoài Luật HN&GĐ năm 2000, còn có một loạt các văn bản hướng dẫn có nội dung liên quan đến chế độ hôn sản, như:
Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 về việc thi hành Luật HN&GĐ năm 2000;
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật HN&GĐ năm 2000;
Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/1/2001 của TANDTC, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2001 của Quốc hội “Về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình”;
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;
Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình.
Với cơ sở pháp lý đầy đủ, kịp thời và rõ ràng, việc giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực HN&GĐ nói chung và lĩnh vực hôn sản nói riêng của Tòa án đạt được những thành tích tốt, giải quyết kịp thời, đúng đắn và giảm thiểu đáng kể các tranh chấp xảy ra.
Luật HN&GĐ năm 2014 ra đời không chỉ quy định cụ thể, rõ ràng các căn cứ pháp lý mà các văn bản hướng dẫn áp dụng cũng đã được rút gọn, tập trung quy định
chủ yếu trong Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật HN&GĐ năm 2014. Với cải cách này, việc dẫn chiếu, áp dụng Luật trong giải quyết tranh chấp HN&GĐ của Tòa án không những dễ dàng mà còn mang lại hiệu quả, sát sao mà còn giúp cho các cặp vợ chồng có thể tiếp cận, tìm hiểu các quy định của pháp luật một cách dễ dàng, nâng cao hiểu biết pháp luật của nhân dân góp phần giảm thiểu tranh chấp xảy ra trên thực tế.
Luật HN&GĐ năm 2014 với hàng loạt những thay đổi quan trọng, mà sự thay đổi mang tính đột phá nhất là sự ghi nhận chế độ hôn sản theo thỏa thuận. Các quy định về chế độ hôn sản theo thỏa thuận hiện nay được thể hiện trong các điều từ Điều 47 đến Điều 50 và Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014. Ngoài ra, chế độ tài sản theo thỏa thuận cũng được hướng dẫn bởi 4 điều (từ Điều 15 đến Điều 18) của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật HN&GĐ năm 2014. Cùng với đó, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của TANDTC, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình cũng hướng dẫn cụ thể một số nội dung cơ bản liên quan đến chế độ hôn sản theo thỏa thuận như: thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu và nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Việc quy định và hướng dẫn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận ngoài việc đảm bảo quyền tự định đoạt tài sản của chủ sở hữu còn góp phần giảm chi phí khi ly hôn và giúp Tòa án xác định được tài sản riêng, tài sản chung nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Đồng thời, bên cạnh việc chú trọng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Nhà nước cũng đã chú trọng đổi mới, dành sự quan tâm thích đáng, hiệu quả hơn của cả nhà nước và xã hội đối với công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục Luật HN&GĐ mới và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Trong những năm qua, ngành Tòa án đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án HN&GĐ. TAND đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ cho các thẩm phán tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện, đồng thời cũng đã triển khai tổ chức tập huấn kịp thời các văn bản pháp luật mới về Luật HN&GĐ cũng như các văn bản pháp luật về dân sự. Trong công tác xét xử, Tòa án các cấp đã cố gắng bám sát vận dụng các quy địnhc ủa BLDS, Luật HN&GĐ và đã chú ý thực hiện các hướng dẫn của TANDTC, các ngành hữu quan để vận dụng trong việc giải quyết các vụ án cụ thể. Các hoạt động đó đã giúp cho các Tòa án, đặc biệt là đội ngũ thẩm phán ngày
càng vững vàng trong công tác.