- Chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
d) Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng
2.2.2.4. Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung
Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng. Trước đây, Luật HN&GĐ năm 2000 không có điều luật riêng quy định về nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ:
1. Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật HN&GĐ phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
2. Việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ riêng của bên đó về tài sản thì vô hiệu theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này. [10, Điều 13].
Nhưng trong thực tế có rất nhiều gia đình, việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung không được lập thành văn bản kể cả những tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn. Khi gia đình hòa thuận, êm ấm, vợ chồng mặc nhiên coi tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản chung vì nhu cầu sống chung của gia đình mà không có bất cứ thỏa thuận về việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung hoặc có trường hợp người có tài sản riêng chỉ tuyên bố bằng miệng là nhập
tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung. Nhưng khi vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp tài sản phát sinh, người có tài sản riêng lại khẳng định rằng mình chưa nhập tài sản riêng đó vào tài sản chung. Hoặc trường hợp tài sản riêng được đưa vào sử dụng chung, trong quá trình sử dụng bị hủy hoại, tiêu tán, được bán đi để phục vụ nhu cầu của gia đình… khi xảy ra tranh chấp người có tài sản riêng đó đòi bồi thường. Vậy, đối với những tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng chung trong một thời gian dài có được coi là tài sản chung hay không? Nếu như căn cứ vào Điều 13 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP để giải quyết thì chỉ trường hợp thỏa thuận được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng thì mới được công nhận, còn trường hợp dù tài sản đã được đưa vào sử dụng lâu năm nhưng chưa thỏa thuận bằng văn bản thì vẫn là tài sản riêng. Điều này vô tình tạo ra sự không công bằng, không hợp lý. Hơn nữa, việc xác định “tài sản có giá trị lớn” để áp dụng khoản 1 Điều 13 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP cũng tạo ra không ít khó khăn, bất cập, phải hiểu như thế nào là tài sản có giá trị lớn, dẫn đến sự không thống nhất trong hoạt động xét xử.
Luật HN&GĐ năm 2014 quy định việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung tại một điều riêng biệt. Cụ thể, việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng, về hình thức thỏa thuận chỉ trong trường hợp tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải đảm bảo hình thức đó [38, Điều 46].
Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định việc thỏa thuận nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung không bắt buộc phải theo một hình thức nhất định, trừ trường hợp pháp luật quy đi ̣nh ph ải tuân theo hình thức nào đó ví d ụ như quy định thỏa thuận phải bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép. Điều này có nghĩa là Luật HN&GĐ năm 2014 công nhận thỏa thuận bằng miệng, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của vợ chồng. Tôi cho rằng quy định này là hoàn toàn hợp lý, mở rô ̣ng quyền tự do thỏa thuâ ̣n của vợ chồng , bảo đảm quyền lợi của vợ, chồng trong quan hệ tài sản, tạo sự linh hoạt trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp trong thực tế.
Khi quy định về quyền nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung, pháp luật cũng dự liệu trường hợp giải quyết nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Cụ thể là đối với những nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng
đã nhập vào tài sản chung thì được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.