Giải pháp nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm

Một phần của tài liệu Chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 125 - 158)

LÝ LUẬN VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI

4.3.1. Nâng cao chất lượng lãnh đạo, quản lý công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay

Nâng cao chất lượng công tác lý luận nói chung, công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền nói riêng là đòi hỏi cấp bách đã và đang được đặt ra. Đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, các văn bản chỉ đạo, đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm đổi mới công tác nghiên cứu lý luận của Đảng ngày càng hoàn thiện, khoa học. Tuy nhiên, sự không thống nhất về cấp độ với trình độ, tốc độ phát triển của đất nước với quá trình đổi mới cho thấy những khó khăn, vướng mắc của việc nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận. Do đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở nước ta trong giai đoạn mới, cần có những giải pháp lãnh đạo, quản lý cụ thể.

4.3.1.1. Nâng cao nhận thức của cấp ủy trong nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác lý nghiên cứu luận về đảng cầm quyền. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị “về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” đã khẳng định: Các cơ quan, cấp ủy đảng các cấp phải quan tâm đặc biệt đến công tác lý luận và tổng kết thực tiễn. Cấp ủy đảng phải coi công tác nghiên cứu lý luận là công việc thiết thân đối với Đảng, tạo nền tảng lâu dài, là sức mạnh nội sinh của Đảng. Cấp ủy lãnh đạo phải coi xây dựng Đảng về lý luận là một nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng. Hơn nữa, Đảng lãnh đạo công tác lý luận bằng việc xác định quan điểm, phương hướng nghiên cứu; định hướng việc xây dựng các cơ quan nghiên cứu, phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận, xây

dựng cơ chế, chính sách khuyến khích tài năng và lao động nghiên cứu sáng tạo; cung cấp điều kiện cần thiết cho các hoạt động nghiên cứu lý luận của Đảng. Cấp ủy đảng các cấp cần đẩy mạnh việc đầu tư, tổ chức, thu hút cán bộ nghiên cứu khoa học và các cơ quan khoa học tham gia tích cực vào quá trình hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước.

Chính vì vậy, các cấp uỷ đảng của bộ, ban, ngành và chính quyền phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, đúc kết lý luận, tăng cường giáo dục để nâng cao trình độ lý luận cho đảng viên theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới. Các cấp ủy đảng phải trực tiếp lãnh đạo công tác nghiên cứu lý luận bằng việc xác định quan điểm, phương hướng nghiên cứu, thông qua hệ thống các chương trình, đề tài nghiên cứu; định hướng việc xây dựng mạng lưới các cơ quan nghiên cứu, việc xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận, xây dựng các chính sách khuyến khích tài năng và lao động sáng tạo; phát huy tự do tư tưởng, tạo mọi điều kiện cần thiết cho hoạt động nghiên cứu và các mặt công tác khác trên lĩnh vực lý luận và nghiên cứu lý luận; tổ chức, thu hút cán bộ khoa học và các cơ quan khoa học tham gia tích cực vào quá trình hoạch định đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Hai là, việc đổi mới nhận thức về công tác lý luận đang đặt ra trước tiên đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, những người đứng đầu các cơ quan đảng, nhà nước trong việc hiểu đúng vị trí, vai trò quan trọng của công tác lý luận và nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Đây là vấn đề mấu chốt quyết định không chỉ để có một môi trường tích cực cho việc phát triển, nghiên cứu lý luận, mà quan trọng hơn là nhằm hai mục đích lớn hơn. Thứ nhất, từ nhận thức đúng đắn về công tác nghiên cứu lý luận, đội ngũ cán bộ cấp chiến lược của Đảng sẽ ý thức đầy đủ hơn trong việc học tập, nghiên cứu, nâng cao hiểu biết có hệ thống về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng những thành tựu lý luận Mác xít hiện đại. Đó chính là cơ sở để củng cố niềm tin, lý tưởng và ý thức chính trị cho đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ cấp chiến lược nói riêng. Thứ hai, giúp đội ngũ cán bộ chiến lược hiểu và quan tâm đúng mức đến các hoạt động công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; đồng thời, tiếp nhận và vận dụng những thành tựu lý luận mới về đảng cầm quyền vào lãnh đạo trực tiếp công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.

Ba là, đổi mới tư duy, nhận thức về công tác lý luận và nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền. Cần coi công tác lý luận, nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền như một khoa học cơ bản, khoa học mang tính định hướng, nghiên cứu về mô hình phát triển về đảng cầm quyền, về hệ thống chính trị của đảng duy nhất cầm quyền, mối quan hệ giữa đảng cầm quyền với Nhà nước và các đoàn thể chính trị-xã hội, về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam... Muốn đạt được điều đó, trước tiên các nhà nghiên cứu lý luận, giới trí thức khoa học và toàn thể xã hội phải từng bước đổi mới tư duy, thay đổi nhận thức về công tác lý luận và nghiên cứu lý luận của Đảng, về các giá trị mới, cách tiếp cận mới và vượt qua được tư duy của chính bản thân mình. Quá trình đổi mới tư duy trong hoạt động công tác lý luận và nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền đã từng được thực hiện và đã có những bước chuyển quan trọng, tuy nhiên, để đạt được yêu cầu đề ra, cần khắc phục chủ nghĩa kinh nghiệm, bệnh hình thức, tâm lý bảo thủ, lấy mình làm tiêu chuẩn trong công tác nghiên cứu và phát triển lý luận.

Bốn là, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đề cao trách nhiệm của toàn Đảng và cả hệ thống chính trị, của từng cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, trước hết là người đứng đầu đối với công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền; đổi mới nội dung phương pháp công tác lý luận, giáo dục lý luận chính trị trong Đảng và xã hội.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải chú trọng làm tốt công tác lý luận và nghiên cứu lý luận. Bí thư cấp uỷ, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải có kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo và thường xuyên quan tâm đến chỉ đạo, định hướng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền. Mặt khác, đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng việc nghiên cứu, học tập, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo hướng hiện đại, gắn với thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng, chú trọng nâng cao trình độ, rèn luyện phong cách, trau dồi bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ làm công tác lý luận nói chung, công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền nói riêng, trong đó có cả hệ thống các giảng viên lý luận chính trị. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lý luận, công tác nghiên cứu lý luận về

đảng cầm quyền, không ngừng học tập, nghiên cứu đưa ra những quan điểm, luận chứng sáng tạo trong viêc tham mưu xây dựng các nghị quyết, kết luận của Đảng.

Sau đại hội Đảng toàn quốc, Ban Bí thư phải phối hợp với Ban Cán sự Đảng Chính phủ phải có định hướng về công tác lý luận nói chung và công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền nói riêng, trực tiếp chỉ đạo công tác lý luận và đặc biệt là công tác tổng kết thực tiễn.

Năm là, coi trọng tổng kết thực tiễn, hướng các nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Cấp ủy đảng các cấp cần chỉ đạo công tác tổng kết thực tiễn thường xuyên nhằm rút ra các bài học cần thiết trong quá trình vận dụng và phát triển lý luận về đảng cầm quyền vào trong thực tiễn. Công tác tổng kết thực tiễn cho phép các cấp ủy đánh giá một cách khách quan, có cơ sở tổng kết việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, qua đó, giúp cấp ủy đảng tìm ra các biện pháp phù hợp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, những mục tiêu ngắn hạn để đi tới những mục tiêu chiến lược lâu dài. Việc tổ chức tổng kết thực tiễn không chỉ nhằm bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận của Đảng, mà còn khắc phục tình trạng chủ quan, giáo điều, chủ nghĩa kinh viện và duy ý chí trong hoạt động nghiên cứu lý luận. Tổng kết thực tiễn một cách khoa học, đúng đắn sẽ là cơ sở vững chắc để dự báo xu hướng phát triển trong tương lai. Nó góp phần rất quan trọng cho việc hoạch định những chiến lược phát triển đất nước trong dài hạn. Quá trình tổng kết thực tiễn không chỉ giới hạn ở trong nước, mà còn cần tổng kết kinh nghiệm, bài học phát triển của các quốc gia trên thế giới, từ đó kế thừa, bổ sung, phát triển những thành tựu lý luận về đảng lãnh đạo và cầm quyền của thế giới, rút ngắn quá trình tìm tòi, thử nghiệm và tránh được những sai lầm.

Nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền nói chung không có nhu cầu tự thân, mà nó cần phải trả lời được những câu hỏi của thực tiễn và các kết quả nghiên cứu phải được ứng dụng để cải tạo thực tiễn. Để thực hiện nội dung này, cần tăng cường các mối quan hệ giữa lãnh đạo chính trị và hoạt động nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền. Lãnh đạo chính trị cần phát hiện, chỉ ra những vấn đề thực tiễn đặt ra, đòi hỏi cần nghiên cứu, tổng kết, đánh giá, từ đó đề ra yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu, phương hướng cho công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền. Ngược lại, nội dung nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền cần hướng vào mục tiêu tìm

kiếm những căn cứ khoa học, những bài học thực tiễn để lãnh đạo chính trị đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn. Việc giải quyết vấn đề trong thực tiễn không chỉ giới hạn ở phạm vi quốc gia mà cần nghiên cứu, phát hiện sự vận động, phát triển của thế giới, từ đó khái quát, đúc rút thành học thuyết mới, bổ sung và làm giàu cho hệ thống lý luận về đảng cầm quyền ở nước ta.

4.3.1.2. Tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền trong thời gian tới

Trong báo cáo Chính trị trình Đại hội XIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ: “Tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu lý luận. Đầu tư thích đáng cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận; có chế độ, chính sách thỏa đáng nhằm thu hút, trọng dụng các chuyên gia đầu ngành” [73, tr.235]. Trong thực tế, mô hình tổ chức các cơ quan nghiên cứu lý luận của Đảng ta hiện nay được hình thành trong giai đoạn đổi mới đến nay chưa có sự thay đổi. Cơ chế vận hành của hệ thống hoạt động nghiên cứu lý luận có nhưng chuyển biến nhất định, nhiều hoạt động triển khai như cơ chế, điều kiện vận hành, sự phân công trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và quan hệ giữa các cơ quan nghiên cứu trong cả nước chưa rõ ràng. Các hoạt động nghiên cứu, phát triển lý luận về đảng cầm quyền còn tách rời với hoạt động tham mưu về chủ trương, chính sách. Vì thế, theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, việc đổi mới mô hình tổ chức, cơ chế vận hành của các cơ quan nghiên cứu, phát triển lý luận nói chung, lý luận về đảng cầm quyền nói riêng là rất cấp bách.

Để có thể thực hiện được các định hướng nghiên cứu lý luận và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền lãnh đạo sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, Bộ Chính trị và Ban Bí thư cần thành lập tiểu ban tư vấn xây dựng các chương trình nghiên cứu lý luận chuyên sâu về đảng cầm quyền trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Ban Bí thư. Tiểu ban này có trách nhiệm tập hợp đội ngũ các nhà khoa học, các đồng chí lãnh đạo và quản lý cao cấp của Đảng, Nhà nước và MTTQ, xác định các chương trình, mục tiêu nghiên cứu, xây dựng các đề tài trọng điểm, cần nghiên cứu đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng cầm quyền lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh phát triển KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

Hai là, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nghiên cứu lý luận như: Hội đồng Lý luận Trung ương, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm khoa học xã hội, Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng, Học viện Chính trị Bộ Công an, các trường đại học trọng điểm... Các cơ quan quản lý khoa học của Đảng và Nhà nước cần tổ chức đấu thầu hạn chế, lựa chọn 2 hoặc 3 đơn vị có khả năng thực hiện nhiệm vụ để tham gia đấu thầu để thực hiện chương trình, đề tài. Cần phải đảm bảo bí mật về danh sách hội đồng thẩm định chấm thầu đề tài, nghiêm cấm các đề tài không được tiếp xúc với hội đồng chấm thầu để đảm bảo tính khách quan, trung thực, công tâm, chống các tiêu cực trong chấm thầu đề tài. Trong việc giao nhiệm vụ nghiên cứu hiện nay, cơ quan quản lý cần chú ý đến năng lực của chủ nhiệm đề tài và năng lực của cơ quan chủ trì, chú ý kiểm tra thời gian vật chất của các thành viên nghiên cứu dành cho nghiên cứu. Cần khắc phục tình trạng mượn danh sách, thuê khoán người khác làm, chủ nhiệm đề tài chỉ đứng tên như "cai đầu dài", không dành thời gian và công sức nghiêm túc cho việc thực hiện đề tài.

Ba là, Ban Bí thư và Chính phủ cần xác định một số chương trình, đề tài nghiên cứu độc lập, ngắn hạn phục vụ cho việc nghiên cứu giải quyết những vấn đề bức thiết và mới phát sinh trong công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Đây là các đề án, đề tài phục vụ trực tiếp cho các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, các kỳ họp của Quốc hội và Chính phủ bàn về các vấn đề hệ trọng của đất nước. Đây là những đề tài mang tính thời sự, thực tiễn cấp bách, góp phần quan trọng vào xây dựng các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Bốn là, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các bộ, ban, ngành ở Trung ương và các cấp ủy ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần xây dựng các chương trình, dự án nghiên cứu gắn liền với yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng với các ngành, các cấp, các địa phương. Cần chú ý kết nối các chương trình, dự án nghiên cứu này với các chương trình nghiên cứu ở Trung ương để tránh chồng chéo, trùng lặp.

Năm là, Hội đồng Lý luận Trung ương cần có bộ phận điều phối, chia sẻ dữ liệu thông tin và các kết quả nghiên cứu của các chương trình, các dự án, các

Một phần của tài liệu Chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 125 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)