Đánh giá chung và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 111 - 118)

3.3.1. Đánh giá chung

Từ việc nghiên cứu thực trạng chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền trên cơ sở các nhóm tiêu chí, luận án rút ra một số kết quả nổi bật. Thông qua quá trình đánh giá chất lượng hoạt động công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác nghiên cứu lý luận nói chung, nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền nói riêng, Đảng đã nâng tầm trí tuệ; thực hiện xuất sắc vai trò tiên phong và sứ mệnh dẫn đường trước đất nước, dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, những thành tựu của

công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền gần 30 năm qua (từ 1992 đến nay) đã góp phần hoàn thiện đường lối đổi mới của Đảng. Trên cơ sở tổng kết toàn diện thực tiễn đất nước, từ Đại hội VI của Đảng đã đánh dấu một bước tiến có tính cách mạng trong tư duy lý luận của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta. Trong đó, lý luận về công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; vai trò, nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng; kiểm soát quyền lực, đặc biệt là kiểm tra, giám sát của Đảng; về mối quan hệ giữa Đảng với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; tăng cường xây dựng gắn với chỉnh đốn Đảng, phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm của Đảng cầm quyền trong điều kiện phát triển KTTT, xây dựng Nhà nước pháp quyền, mở cửa hội nhập quốc tế; làm rõ hơn trách nhiệm của Đảng cầm quyền trong việc nghiên cứu, tìm tòi mô hình và con đường, bước đi xây dựng CNXH phù hợp với quy luật khách quan. Với sự quan tâm của Đảng, công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận được các cấp ủy quan tâm hơn, tạo chuyển biến tích cực về phạm vi, quy mô, số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận ngày càng có bản lĩnh chính trị vững vàng, tư duy đổi mới, khả năng nghiên cứu hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, là lực lượng nòng cốt tham gia triển khai các chương trình, đề tài, dự án khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn cao. Việc phát huy dân chủ, tự do sáng tạo trong nghiên cứu lý luận ngày càng được coi trọng. Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phòng chống, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được triển khai bài bản, thống nhất, toàn diện, quyết liệt, ngày càng đi vào chiều sâu. Cơ chế hoạt động và quản lý nghiên cứu lý luận đã có bước đổi mới. Ngân sách đầu tư cho nghiên cứu lý luận từng bước được nâng lên. Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu lý luận được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đảng ta đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế thường niên về lý luận giữa Đảng ta và một số đảng cộng sản, đồng thời, tổ chức các đoàn công tác đi nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm của các đảng tham chính trên thế giới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong điều kiện hiện nay, khi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và tiến trình toàn cầu hóa diễn ra vô cùng nhanh chóng, tác động hằng ngày, hằng giờ đến mọi quốc gia, dân tộc, vấn đề nâng cao chất

lượng công tác nghiên cứu lý luận của Đảng nói chung, nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền nói riêng cần phải sửa đổi, bổ sung, khắc phục một số hạn chế. Tư duy của Đảng trên lĩnh vực lý luận còn chậm đổi mới; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác lý luận chưa đúng tầm trong điều kiện đảng cầm quyền; “công tác lãnh đạo, quản lý các hoạt động lý luận... chậm đổi mới, chưa theo kịp trình độ phát triển và yêu cầu của xã hội” [71; tr.414]. Đảng chưa thật quan tâm đúng mức việc đổi mới nội dung, phương pháp công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền trong giai đoạn mới. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn bất cập. Lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH còn một số vấn đề cần phải qua tổng kết thực tiễn để tiếp tục làm rõ. Môi trường và động lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học lý luận còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, có nguy cơ hẫng hụt đội ngũ cán bộ kế cận, nhất là cán bộ đầu đàn có khả năng phát hiện, kiến giải những vấn đề lý luận mới. Các công trình nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền hiện nay đã công bố là không ít, nhưng còn thiếu những công trình lớn, tầm cỡ, có tính chiến lược và có giá trị tư tưởng và khoa học cao. Tính khoa học, tính chiến đấu và sức thuyết phục của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, phê phán và phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đảng ta chưa thể hiện rõ sự sắc sảo. Năng lực dự báo trong các sản phẩm nghiên cứu còn thấp, nghiên cứu dự báo trong nghiên cứu lý luận còn bất cập so với yêu cầu, nhất là trước những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực.

Với những thành tựu, hạn chế nêu trên, trong những năm tới, công tác nghiên cứu lý luận của Đảng nói chung, chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền nói riêng sẽ được Đảng quan tâm, chỉ đạo, định hướng với các mặt hoạt động công tác, thực hiện thành công nhiệm vụ trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đề ra.

3.3.2. Nguyên nhân

3.3.2.1. Nguyên nhân của thành tựu

* Về nguyên nhân khách quan:

Một là, tình hình thế giới ngày càng thay đổi nhanh chóng, vừa là thời cơ và thách thức, đòi hỏi công tác nghiên cứu lý luận nói chung, công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ngày càng cấp bách. Việc thúc đẩy các nhà khoa học, nhà nghiên

cứu lý luận về đảng cầm quyền phải đưa ra những quan điểm, những đánh giá, nhận định mới của quá trình phát triển là một yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Đất nước ổn định, các mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ngày càng được vững chắc, tạo tiền đề quan trọng cho việc xây dựng chủ trương, chính sách và hoạch định chiến lược phát triển của nước ta trong từng nhiệm kỳ tiếp theo.

Hai là, tạo môi trường, hành lang pháp lý, tạo điều kiện phát huy dân chủ trong nghiên cứu lý luận; tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm, diễn đàn khoa học để các nhà khoa học trao đổi, thảo luận, bày tỏ những quan điểm, sáng kiến mới trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận. Đó là động lực, là niềm tin, là cơ sở pháp lý khích lệ các nhà khoa học quyết tâm nghiên cứu lý luận về Đảng, tạo ra những sản phẩm khoa học của riêng mình.

* Về nguyên nhân chủ quan:

Một là, Đảng ta sớm nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu lý luận trong giai đoạn mới. Nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng được ban hành kịp thời. Bộ Chính trị, Ban Bí thư sớm chỉ đạo các cơ quan, bộ, ngành có liên quan cần có định hướng, kế hoạch triển khai nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền một cách có trọng tâm trọng điểm.

Hai là, các cơ quan tham mưu, tư vấn, quản lý, nghiên cứu lý luận của nói chung đã dần đi vào nền nếp, cơ bản phát huy được chức năng, nhiệm vụ. Công tác đánh giá, tổng kết, kiểm tra, giám sát thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu lý luận đã bước đầu được phát huy, đảm bảo đúng tiến độ thời gian. Báo cáo kết quả triển khai các chương trình, đề tài được tổng hợp, chắt lọc những kết quả nghiên cứu đảm bảo chất lượng.

Ba là, đội ngũ cán bộ, nhà nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền tăng cả về chất lượng và số lượng. Việc đào tạo, bồi dưỡng, quan tâm đầu tư và tạo điều về tinh thần, vật chất giúp cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên tâm công tác, tạo ra sản phẩm nghiên cứu có chất lượng.

Bốn là, nhận thức của cấp ủy đảng về đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ngày càng được thể hiện. Các chương trình, đề tài, đề án, việc sơ, tổng kết các chỉ thị nghị quyết được quan tâm, chỉ đạo, đảm bảo đủ kinh phí thực hiện. Cơ chế và chính sách cán bộ trong hoạt động nghiên cứu lý luận ngày dần được cải thiện về mặt hành chính; chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận về Đảng được nâng lên; các quy định tài

chính dần dần được cởi mở; đầu tư ngân sách để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ, có năng lực; xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ sở làm việc khoa học, tiên tiến, hiện đại tạo điều kiện để nhà nghiên cứu yên tâm công tác nên bước đầu đã khuyến khích, động viên, phát huy sức sáng tạo của đội ngũ làm công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền.

3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

* Về nguyên nhân khách quan: Đổi mới toàn diện đất nước theo con đường XHCN là sự nghiệp cách mạng vĩ đại với quy mô và tầm vóc to lớn chưa có tiền lệ trong lịch sử dân tộc và chưa có lý luận dẫn đường, chỉ lối. Công cuộc đổi mới đất nước trong bối cảnh hiện nay càng đi vào chiều sâu càng nảy sinh nhiều vấn đề mới, phức tạp, nổi cộm về lý luận và thực tiễn, không thể giải quyết ngay trong một sớm một chiều. Mặt khác, công cuộc đổi mới đất nước diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, khó dự báo. Hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng đi vào chiều sâu, chúng ta không chỉ có những thuận lợi mà còn phải đối mặt với nhiều thách thức, nguy cơ. Đảng ta có chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng lý luận dẫn đường, song vẫn chưa đủ. Trong thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm, Đảng ta tập trung nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về chiến tranh nhân dân, về kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nên ít có điều kiện nghiên cứu lý luận về xây dựng CNXH. Từ sau năm 1954 đến trước khi đổi mới năm 1986, Đảng ta cũng đã tiến hành tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về xây dựng CNXH trước tiên là ở miền Bắc sau đó là trong cả nước, đã xây dựng đường lối chung của cách mạng XHCN. Tuy nhiên, lý luận và đường lối khi đó chịu ảnh hưởng nặng của mô hình CNXH kiểu cũ, của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp nên sang thời kỳ đổi mới, rất nhiều điểm không còn phù hợp. Do đó dẫn đến lý luận còn lạc hậu, tính dự báo chưa cao, các kết quả nghiên cứu lý luận của Đảng chưa theo kịp được yêu cầu của thực tiễn. Các kết quả nghiên cứu về tình hình thế giới, khu vực và những vấn đề mới về thời đại chưa sâu sắc, toàn diện. Kết quả nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh còn thiếu chiều sâu, tính hệ thống chưa cao, chưa gắn kết chặt chẽ với những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Những nghiên cứu về trào lưu, tư tưởng, học thuyết mới chưa được nhiều. Kết quả nghiên cứu lý luận

nhằm thực hiện nhiệm vụ cung cấp luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng còn hạn chế, nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra chưa được làm rõ.

* Về nguyên nhân chủ quan:

Một là, nhiều cấp ủy, chính quyền, cán bộ và đảng viên chưa thực sự coi trọng lý luận và công tác nghiên cứu lý luận, chưa nhận thức đầy đủ, đúng tầm vai trò của tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận trong hoạt động lãnh đạo, quản lý; chưa thực sự coi nghiên cứu lý luận, công tác lý luận như một công việc thiết thân của mình, gắn với sinh mệnh chính trị của Đảng, chưa đặt đúng mức việc chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp công tác tư tưởng, lý luận trong giai đoạn mới. Có những thời điểm, thiếu sự phân công cụ thể cho một cơ quan chỉ đạo, quản lý, chủ trì theo dõi xuyên suốt công tác nghiên cứu lý luận nên dẫn đến việc tổ chức thực hiện công tác lý luận của Đảng còn thiếu thống nhất, đồng bộ, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan tham mưu về công tác lý luận, cơ quan tư vấn và các cơ quan nghiên cứu lý luận của Đảng ở Trung ương và giữa Trung ương với địa phương.

Hai là, quy định, quy chế về quản lý, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận chưa hoàn thiện, nhất là quy định về liên kết, huy động, xã hội hóa nguồn lực. Còn có tình trạng nể nang trong đánh giá nghiệm thu nên chất lượng một số sản phẩm khoa học lý luận được đánh giá chưa thực chất. Chưa thực hiện số hóa đầy đủ các kết quả nghiên cứu lý luận để xây dựng cơ sở dữ liệu chung để tiếp cận thông tin, chia sẻ thông tin trong quá trình thực hiện nghiên cứu các đề tài khác nhau và sử dụng các kết quả nghiên cứu vào việc tham mưu cho cấp ủy, đồng thời để quản lý, tham khảo, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn và khắc phục sự trùng lắp trong việc đăng ký các đề tài, đề án nghiên cứu.

Ba là, sự phát huy không đầy đủ tinh thần dân chủ trong đời sống lý luận, những biểu hiện lệch lạc trong thái độ và quan hệ giữa lãnh đạo, quản lý với đội ngũ nghiên cứu lý luận cũng góp phần làm trầm trọng thêm các hạn chế, thậm chí còn gây cản trở, kìm hãm đối với phát triển tinh thần sáng tạo, tự do tư tưởng và giải phóng tinh thần trong nghiên cứu lý luận.

Bốn là, một số cán bộ nghiên cứu còn nặng về tư duy kinh nghiệm, tầm nhìn nghiên cứu còn hạn hẹp, tổ chức công việc nghiên cứu còn lúng túng, thiếu bài bản,

thiếu khoa học. Những quy chế, quy định mang tính pháp lý để gắn kết hữu cơ việc nghiên cứu lý luận, xây dựng chủ trương, cơ chế, chính sách với tổng kết thực tiễn còn chưa được hoàn thiện.

Năm là, việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nghiên cứu lý luận còn hạn chế; chưa có cơ chế đặc thù, đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ các nhà nghiên cứu lý luận nói chung, các chuyên gia đầu ngành về nghiên cứu lý luận chính trị nói riêng. Đội ngũ chuyên gia đầu ngành nghiên cứu lý luận và khoa học xã hội, nhân văn ngày càng thiếu hụt, trong khi đó kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu kế cận chưa có sự quan tâm, không có sự đột phá.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay, kết quả nghiên cứu của chương đã góp phần làm rõ thành tựu, hạn chế trên các lĩnh vực hoạt động công tác nghiên cứu lý luận; làm rõ và nổi bật một số thành tựu trong công tác, như: (1) Nhận thức của các cấp ủy đảng về công tác nghiên cứu lý luận ngày càng nâng cao; (2) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động của công tác nghiên cứu ngày càng cụ

Một phần của tài liệu Chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 111 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)