2.1. Nội dung của Luật Hôn nhân và gia đình việt nam năm 2000 về
2.1.7.2. Thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung
Điều 10 Nghị định 70/2001/NĐ-CP thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng được xác định như sau:
Trong trường hợp văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng không xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập văn bản.
Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng, thì văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng phải được công chứng hoặc chứng thực và việc khôi phục chế độ tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày xác định trong văn bản thoả thuận; nếu văn bản không xác định ngày có hiệu lực đó, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực.
Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, thì văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung cũng phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật và có hiệu lực kể từ ngày được công chứng, chứng thực.
Như vậy, qua phân tích các quy định của Luật HN & GĐ Việt Nam năm 2000 về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cho
hạn chế, bất cập nhưng nó đã phần nào thể hiện tư tưởng tiến bộ trong quá trình lập pháp của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của xã hội, đáp ứng thực tiễn đời sống vợ chồng. Về mặt thực tiễn, nó đã góp phần giải toả được những mâu thuẫn, bất đồng trong đời sống của vợ chồng khi vợ chồng chưa muốn ly hôn mà chỉ muốn độc lập về tài sản, nhằm ổn định cuộc sống của các thành viên trong gia đình, đồng thời tạo điều kiện cho vợ chồng thực hiện quyền sở hữu tài sản của mình một cách dễ dàng, phù hợp pháp luật.