Trường hợp có lý do chính đáng khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 75)

2.1. Nội dung của Luật Hôn nhân và gia đình việt nam năm 2000 về

2.1.4.3 Trường hợp có lý do chính đáng khác

Kế thừa Luật HN & GĐ năm 1986, Luật HN & GĐ năm 2000 coi “

do chính đáng khác“ cũng là lý do để yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng

trong thời kỳ hôn nhân. Việc xác định có lý do chính đáng để chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại là xuất phát từ lợi ích của gia đình, lợi ích của vợ chồng hoặc của người thứ ba. Vậy thế nào là “ Lý do chính

đáng khác”?

Theo văn bản hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN & GĐ năm 1986, lý do chính đáng của vợ chồng khi yêu cầu chia tài sản chung được hiểu là “ ...vợ chồng tính tình không hợp nhưng con cái đã lớn nên không muốn ly hôn mà chỉ muốn ở riêng, do đó, một bên hoặc cả hai bên xin chia tài

sản... “ [15]. Đây là những trường hợp vợ chồng bất đồng về quan điểm sống

nên vợ chồng chưa muốn ly hôn, nhưng lại không thể tiếp tục sống chung với nhau mà chỉ muốn chia tài sản để ở riêng hoặc nếu sống chung với nhau thì cũng không thể cùng nhau duy trì, phát triển khối tài sản chung được nữa. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp này có ý nghĩa quan trọng nhằm mục đích ổn định đời sống về mọi mặt của mỗi bên vợ, chồng trong khi họ chưa muốn hoặc chưa thấy cần thiết phải ly hôn.

Tuy nhiên, nếu giải thích như trên thì vẫn chưa đầy đủ, chưa bao hàm hết nội dung và ý nghĩa của Điều 18 của Luật HN & GĐ năm 1986, và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu khách quan của thực tiễn xã hội. Bởi vì, ngoài các lý do trên, “Lý do chính đáng khác” để yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tuỳ từng trường hợp có khác nhau: có trường hợp vợ chồng có mâu thuẫn trầm trọng nhưng vì không muốn con cái phải khổ sở, phải sống cảnh cha mẹ chia lìa; cũng có trường hợp vì lý do một bên vợ hoặc chồng thường xuyên có hành vi ngoại tình dẫn tới tình cảm của vợ chồng rạn vỡ mà một bên vợ hoặc chồng quyết định mỗi người sống một nơi( thực chất là họ đã sống ly thân); Hoặc có thể có một số lý do khác cũng dẫn

tới yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng mà nếu không chia thì có thể làm cho đời sống vợ chồng mất ổn định, nhất là về kinh tế, dễ đem đến những thiệt thòi không đáng có cho một người và từ đó sẽ dẫn tới những hậu quả đáng tiếc khác cho đời sống vợ chồng và gia đình. Vì vậy, có thể coi đây là những lý do chính đáng khác để vợ hoặc chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Vậy, tiêu chí nào để Toà án xác định là có “Lý do

chính đáng khác? Đây là một vấn đề mà Luật HN & GĐ năm 2000 cũng như

các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định cụ thể.

Khác với pháp luật Việt Nam, BLDS - TM Thái Lan quy định rõ ràng, cụ thể lý do chính đáng để chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đó là:

- Một bên vợ hoặc chồng có hành vi vi phạm nghĩa vụ quản lý tài sản chung như gây mất tài sản mà không có lý do chính đáng, lâm vào tình trạng nợ nần;

- Một bên vợ hoặc chồng có những nghĩa vụ tài sản riêng nhưng không đủ tài sản riêng để thực hiện, phải thực hiện bằng tài sản của mình trong khối tài sản chung;

- Một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố phá sản;

- Một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, người kia bị coi là không thích hợp để làm người giám hộ [5, tr.32].

Việc quy định cụ thể lý do chính đáng là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các Toà án trong việc áp dụng thống nhất pháp luật, đảm bảo việc giải quyết các yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có căn cứ, đúng pháp luật.

mỗi người đối với tài sản chung. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam không nhằm gián tiếp quy định chế định ly thân. Pháp luật Việt Nam chỉ cho phép chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại trong trường hợp thật sự cần thiết vì lợi ích gia đình khi có những lý do nhất định theo quy định của pháp luật, là giải pháp tạm thời đối với các trường hợp quan hệ vợ chồng chưa chấm dứt hoàn toàn trước pháp luật.

2.1.5. Phƣơng thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Nếu như Luật HN & GĐ năm 1986 quy định cụ thể phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn và việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải do Toà án xem xét, chấp nhận thì Luật HN & GĐ năm 2000 không quy định cụ thể phương thức chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại mà chỉ quy định: “ ...vợ chồng có thể thoả thuận chia tài

sản chung“, “nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải

quyết “. Theo đó, tài sản chung của vợ chồng có thể được phân chia theo sự

thoả thuận của vợ chồng. Toà án chỉ có thẩm quyền giải quyết và phân chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại trong trường hợp vợ chồng không thể tự thoả thuận được với nhau và có đơn yêu cầu Toà án giải quyết.

Đối chiếu với BLGĐ - 1996 của Nga thì thấy, phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Nga có nét tương đồng. Theo pháp luật của Nga, tài sản chung của vợ chồng có thể được phân chia theo thoả thuận của cả hai vợ chồng, trong trường hợp các bên không thoả thuận được và phát sinh tranh chấp thì vụ

việc sẽ được giải quyết theo thủ tục tư pháp, Toà án sẽ là cơ quan có thẩm

quyền để giải quyết (khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 38) [ 3].

Đối chiếu với BLDS Pháp thì thấy, trong pháp luật Pháp, một số trường hợp việc phân chia tài sản chung là bắt buộc, phát sinh gắn liền với việc ly thân, không phụ thuộc vào ý chí của mỗi bên vợ, chồng: Khi giải quyết yêu cầu ly thân, thì không thể duy trì tình trạng cộng đồng tài sản, mặc dù hai vợ chồng có thoả thuận khác. Tuy nhiên, các bên có thể yêu cầu hoãn việc phân chia tài sản chung cho đến khi họ không ở chung và cộng tác với nhau nữa.(Điều 1442) ) [1]. Hoặc Trong trường hợp do xáo trộn trong công việc làm ăn của một bên vợ, chồng do quản lý kém, thiếu đạo đức, mà việc duy trì cộng đồng tài sản sẽ phương hại đến lợi ích của bên kia thì người này có

quyền yêu cầu Toà án cho tách riêng tài sản (Điều 1443) [1]. Và trong những

trường hợp này, pháp luật không cho phép vợ, chồng tự tách riêng tài sản của mình mà chỉ Toà án mới có quyền xem xét cho hay không cho các bên vợ hoặc chồng tách riêng tài sản. Nếu vợ chồng tự ý tách riêng thì: mọi việc tự

tách riêng tài sản đều vô hiệu.(Điều 1443) [1].

Theo Luật HN & GĐ năm 2000, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể được thực hiện theo hai phương thức:

* Phương thức thứ nhất, là vợ chồng tự thoả thuận chia tài sản chung.

Theo phương thức này, vợ, chồng có thể tự thoả thuận với nhau về việc chia tài sản chung của vợ chồng mà không cần phải được sự cho phép của Toà án. Vợ chồng có thể thoả thuận chia một phần tài sản chung, và để lại một phần đảm bảo cuộc sống của gia đình và con cái. Vợ chồng cũng có thể thoả thuận chia toàn bộ tài sản chung. Nếu vợ chồng thoả thuận được việc chia tài sản thì sự thoả thuận đó được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật và việc phân chia tài sản đó được pháp luật công nhận. Trong trường hợp này việc

thể, vợ chồng có thể thoả thuận chia toàn bộ khối tài sản chung, mỗi người sở hữu, sử dụng một nửa tài sản, cũng có thể chỉ chia một phần trong khối tài sản chung của vợ chồng, có thể người vợ sẽ nhận phần tài sản nhiều hơn, người chồng nhận phần tài sản ít hơn hoặc ngược lại... Quy định này là hoàn toàn phù hợp, thể hiện quan điểm của Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ sở hữu tài sản, đồng thời còn khuyến khích các bên tự thoả thuận phân chia tài sản với nhau, hạn chế việc kiện tụng tại Toà án cũng như tiết kiệm được những khoản chi phí tốn kém khác.

Theo Điều 6 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN & GĐ năm 2000 (Nghị định số 70/2001/NĐ-CP) thì trong trường hợp vợ chồng thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì việc thoả thuận đó phải được lập thành văn bản và ghi rõ các nội dung sau đây:

a, Lý do chia tài sản;

b, Phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản); trong đó cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia;

c, Phần tài sản còn lại không chia, nếu có;

d, Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung; đ, Các nội dung khác, nếu có.

Văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập văn bản và phải có chữ ký của cả vợ chồng; văn bản thoả thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, không phải sự thoả thuận chia tài sản nào của vợ chồng cũng được Toà án chấp nhận. Bên cạnh việc tôn trọng quyền định đoạt tài sản

chung của vợ chồng, Luật HN & GĐ năm 2000 cũng đã dự liệu đến những trường hợp có thể vợ chồng lạm dụng quyền của mình, lợi dụng quy định cho phép chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để tẩu tán tài sản, trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ riêng về tài sản của một bên vợ hoặc chồng, gây ra ảnh hưởng xấu, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp khác được pháp luật bảo vệ, Vì vậy, khoản 2 Điều 29 Luật HN & GĐ năm 2000 đã quy định: Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện

những nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận.

Ví dụ, năm 1998, anh B thành lập Doanh nghiệp tư nhân. Năm 2000

anh B rơi vào tình trạng nợ nần, không có khả năng thanh toán nợ đến hạn. Toà án đã tuyên bố Doanh nghiệp tư nhân của B phá sản và B phải có trách nhiệm thanh lý toàn bộ tài sản của B để trả nợ cho khách hàng và trả lương lương cho người lao động, nộp thuế cho Nhà nước... Để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản, B đã thoả thuận với vợ là chị A chia tài sản chung của vợ chồng, trong đó anh B nhận phần tài sản chỉ bằng 1/3 (một phần ba) trong số tài sản chung của vợ chồng, còn chị A nhận 2/3 (hai phần ba số tài sản chung của vợ chồng) để trốn tránh nghĩa vụ phải thanh toán nợ của mình.

Nếu vợ chồng đã thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án chia tài sản chung nhưng sau đó có chứng cứ cho rằng việc chia tài sản chung là nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì việc chia tài sản đó không được pháp luận công nhận. Trong trường hợp này, theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan, việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản sau đây bị Toà án tuyên bố là vô hiệu:

Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng người khác theo quy định của pháp luật; Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; Nghĩa vụ thanh toán khi bị Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp; Nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối với

Nhà nước; Nghĩa vụ trả nợ cho người khác; Các nghĩa vụ khác về tài sản

theo quy định của pháp luật [18, tr.4].

* Phương thức thứ hai, là yêu cầu Toà án giải quyết. Phương thức này

chỉ đặt ra trong trường hợp vợ chồng “không thoả thuận được“ và có “yêu cầu

Toà án giải quyết “. Khi có các lý do theo luật định mà vợ, chồng không thoả

thuận được về việc chia tài sản chung, thì một trong hai bên hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án giải quyết. Đây là quy định cần thiết để Toà án có căn cứ thống nhất khi xem xét cho chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng có yêu cầu. Vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án chia một phần tài sản chung hoặc yêu cầu chia toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Việc chia một phần tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng khác với chia toàn bộ tài sản chung ở chỗ nó không gây ra những ảnh hưởng lớn đến đời sống chung của gia đình, không làm mất ổn định cuộc sống chung. Ngoài phần tài sản được chia riêng cho mỗi bên vợ, chồng thì phần tài sản chung còn lại không chia vẫn bảo đảm đời sống chung của gia đình. Vì vậy, việc chia một phần tài sản chung của vợ chồng có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với thực tiễn đời sống chung của vợ chồng, một mặt, nó bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng, mặt khác, nó vẫn bảo đảm được lợi ích chung của gia đình.

Thực tiễn cho thấy, vợ, chồng thường yêu cầu Toà án chia toàn bộ tài sản trong những hoàn cảnh đặc biệt như : Phải thực hiện nghĩa vụ tài sản quá lớn mà nếu chia một phần tài sản chung thì không đủ hoặc một bên có yêu cầu chia tài sản chung khi bên kia có hành vi phá tán tài sản, nghiện hút, cờ bạc, mâu thuẫn vợ chồng... Khi họ đã không thể tự thoả thuận được với nhau về việc phân chia tài sản chung mà phải nhờ đến sự phán quyết của Toà án, và yêu cầu của vợ, chồng trong những trường hợp này thường là yêu cầu phân chia toàn bộ tài sản chung của vợ chồng. Căn cứ vào phạm vi yêu cầu cụ thể

của vợ, chồng, Toà án tuỳ theo từng trường hợp mà xem xét, quyết định chia toàn bộ hay chỉ chia một phần tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung. Khi chia tài sản chung nếu vợ chồng thoả thuận được với nhau về việc chia tài sản chung như thế nào và nếu xét sự thoả thuận đó phù hợp với pháp luật thì Toà án sẽ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Trong trường hợp các đương sự không thể thoả thuận được với nhau thì Toà án dựa trên những nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn để phân chia tài sản chung của vợ chồng.

Về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung, theo Điều 7 Nghị định 70/2001/NĐ- CP thì thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định như sau:

Đối với trường hợp vợ chồng thoả thuận bằng văn bản về việc chia tài sản chung: nếu trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng không xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản, thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập văn bản; Trong trường hợp văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)