1.2 Địa vị pháp lý của vợ chồng và việc chia tài sản chung của vợ
1.2.2.2. Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, quyền thừa
Cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992, BLDS năm 1995 quy định tài sản thuộc sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng và giá trị, bao gồm thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác. Với tư cách là chủ sở hữu tài sản riêng và chủ sở hữu chung đối với tài sản chung, vợ, chồng có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản [4,tr.86-89] Quyền sở hữu của chủ sở hữu nói chung và của vợ, chồng nói riêng được pháp luật công nhận và bảo vệ. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, công dân có quyền hưởng di sản thừa kế, để lại di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Nhà nước quy định cho chủ sở hữu tài sản được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được làm thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.