2.1. Nội dung của Luật Hôn nhân và gia đình việt nam năm 2000 về
2.1.1. Cơ sở pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
VIỆT NAM NĂM 2000 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. NỘI DUNG CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 VỀ VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG NĂM 2000 VỀ VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
2.1.1. Cơ sở pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân kỳ hôn nhân
Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, phù hợp với quyền tự do kinh doanh của cá nhân, cũng như đảm bảo quyền bình đẳng của vợ chồng theo quy định của Hiến pháp và Bộ luật Dân sự, kế thừa và phát triển Luật HN & GĐ 1986, Khoản 1 Điều 29 Luật HN & GĐ năm 2000 quy định:
“Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh
riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải
quyết”.
So với Điều 18 Luật HN & GĐ năm 1986 thì Luật HN & GĐ năm 2000 đã quy định cụ thể hơn, hợp lý và mềm dẻo hơn, đáp ứng các nhu cầu bức thiết trong đời sống vợ chồng và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, một mặt, nó tạo điều kiện cho vợ chồng thực hiện quyền bình đẳng của mình đối với tài sản chung, quyền được yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi có những lý do nhất định theo quy định của pháp luật. Mặt khác, nó còn tạo ra cơ
sở pháp lý giúp Toà án giải quyết kịp thời các yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.