3.2. KIếN NGHị một số giảI pháp cụ thể
3.2.6. Về công tác hợp tác quốc tế
Để đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, Nhà nước ta cần tăng cường hoạt động phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức nhiều hội thảo về pháp luật HN & GĐ, nâng cao kỹ năng tranh tụng, xây dựng bản án có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài; Việc TAND tối cao chuẩn bị tốt cho các đoàn đại biểu ngành TAND sang thăm và làm việc tại tại nước ngoài nhằm trao đổi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài là một trong những việc làm cần thiết nhằm nâng cao khả năng khả năng chuyên môn của các nhà lập pháp Việt Nam; Đồng thời, phối hợp với nước bạn tổ chức các khoá đào tạo cho cán bộ ngành TAND. Có như vậy, mới nâng cao được vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
KẾT LUẬN
Quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã cố gắng làm sáng tỏ những quy định của pháp luật HN & GĐ Việt Nam năm 2000 về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng như thực tiễn giải quyết yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ở Việt Nam, và trên cơ sở yêu cầu, đề ra phương hướng hoàn thiện pháp luật HN & GĐ Việt Nam về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, đồng thời kiến nghị một số giải pháp cụ thể nhằm bổ sung và hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Kết quả của quá trình nghiên cứu là cơ sở cho tác giả của luận văn đưa ra những kết quả chủ yếu sau đây:
1- Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một yêu cầu khách quan xuất phát từ sự phát triển chung của đời sống xã hội, từ quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế. Nó vừa chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường, từ điều kiện khách quan và ý chí chủ quan của vợ chồng, vừa chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.
2- Dưới góc độ pháp lý, chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một trường hợp đặc biệt, nó chỉ đặt ra khi có những lý do luật định. Trong điều kiện của cơ chế thị trường, chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã, đang và sẽ luôn luôn tồn tại. Song Nhà nước và pháp luật chỉ can thiệp vào việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như là một giải pháp có tính chất tạm thời nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của cá nhân trong một giới hạn nhất định. Và chính vì quyền tự do, tự định đoạt của vợ chồng dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường cho nên chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân luôn có thiên hướng
thái quá, tiêu cực, thậm chí có thể bị vợ, chồng lợi dụng các quy định của pháp luật nhằm lẩn tránh các nghĩa vụ về tài sản.
3- Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thực chất là việc thanh toán tài sản chung khi vợ chồng có yêu cầu độc lập về tài sản. Nó không làm chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng mà chỉ làm gián đoạn tạm thời quan hệ tài sản của vợ chồng đối với tài sản đem chia. Tuy nhiên, nếu chia hết tài sản chung thì đồng nghĩa với việc chấm dứt hoàn toàn quan hệ tài sản vợ, giữa vợ và chồng chỉ còn tồn tại quan hệ nhân thân đối với nhau. Và như vậy, chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ dần đánh mất đi bản chất của quan hệ hôn nhân XHCN .
4- Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam không nhằm gián tiếp quy định chế định ly thân. Pháp luật Việt Nam không khuyến khích vợ chồng chia tài sản chung trong trường hợp này. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại các Toà án cũng không nhiều và chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các vụ án liên quan đến tài sản. Điều này đã thể hiện quan niệm truyền thống “ Của chồng công vợ“ của người dân Việt Nam vẫn tiếp tục được gìn giữ và phát huy qua nhiều thế hệ.
5- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật Hôn nhân và gia đình về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ở Việt Nam là đòi hỏi khách quan mang tính tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, pháp luật HN & GĐ về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó xuất phát từ yêu cầu chính đáng của vợ, chồng, phù hợp với pháp luật và đạo đức truyền thống của con người Việt Nam và đáp ứng yêu cầu hội nhập của Việt Nam vào các nước trong khu vực và trên thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự Pháp
2. Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan 3. Bộ luật gia đình 1996 của Nga
4. Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1995.
5. Bùi Thị Lan (2002) “ Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam“, khoá luận
tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Chử Thị Thuần (2004) “Một số vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
hiện hành“, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Quốc
gia Hà Nội.
7. Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội (2002)
8. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội- 1999.
9. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992) – NXB chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995.
10.Hoàng Văn Tài (1996), “Tài sản chung mang thế chấp” – Báo Pháp luật số chuyên đề tháng 1/1996.
11.Insun Yn (1994) “Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII”, NXB khoa học Hà Nội.
14.Luật Hôn nhân và gia đình, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội - 2004 15.Nghị quyết số 01/NQ- HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng thẩm phán
TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.
16.Nguyễn Công Khanh (1996) “Có hay không có vấn đề “ly thân“ và
“biệt sản“ “ trong Luật Hôn nhân và gia đình“, Tạp chí Tòa án số
12/1996.
17.Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
18.Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
19.Nguyễn Văn Động (2001), “Khái niệm, đặc điểm các quyền xã hội cơ
bản của công dân theo Hiến pháp năm 1992“, Lý luận chính trị số
10/2001.
20.Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số. 21.Nguyễn Hồng Hải, “Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành“, Tạp
chí dân chủ và pháp luật số 8/2003
22. Nguyễn Hồng Hải, “Xác nhập quyền sở hữu đối với thu nhập của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân“, Tạp chí luật học số 2/2003, NXB Đại
học Luật Hà Nội
23.Phạm Văn Thiệu (2003), “Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi
24.Phan Hưng (2004) “Một số vấn đề về chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân tại địa phương thực tập“.
25.Số chuyên đề về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Tạp chí dân chủ và pháp luật- Bộ Tư pháp, tháng 2/2001.
26.Tờ trình của Chính phủ trước Quốc hội ngày 23/12/1959 về dự luật Hôn nhân và gia đình.
27.Toà án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo tổng kết công tác năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2002 của ngành Toà án nhân
dân tối cao, Hà Nội.
28.Toà án nhân dân tối cao (2003), Báo cáo tổng kết công tác năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2004 của ngành Toà án nhân
dân tối cao, Hà Nội.
29.Tập bài giảng lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam (từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội- 1994.
30.Trà My (2004), “Tài sản chung để vợ đứng tên vay nợ để cho chồng trả“, Báo Công lý số 32(137)/2004.
31.Vũ Thị Phụng (1993) “Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam“, Khoa Luật- Trường Đại học tổng hợp Hà Nội, Hà Nội - 1994