Bảo vệ quyền con người theo pháp luật hình sự Nhật Bản

Một phần của tài liệu ĐỀ tài : bảo vệ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG vấn đề LUẬT HÌNH sự THEO PHÁP LUẬT QUỐC tế (Trang 33 - 35)

2.1. Pháp luật hình sự một số nước về bảo vệ quyền con người

2.1.3. Bảo vệ quyền con người theo pháp luật hình sự Nhật Bản

Bộ luật hình sự Nhật Bản [28] sửa đổi năm 2011 (hiện hành). Bộ luật này đã quy định tương đối rộng các hành vi xâm phạm đến quyền con người tại các điều ở các chương khác nhau [22]. Cụ thể tại chương 9 có các điều, như: đốt công trình nhà cửa có người ở (điều 108); làm rò rỉ khí ga, dẫn tới thương tích hoặc chết người (điều 118); hoặc chương 10 có điều quy định về tội làm ngập nước công trình nhà cửa có người ở (điều 119); chương 11 có các điều quy định về nguy hiểm đi lại (điều 125) và lật tàu hỏa và gây chết người (điều 126). Các tội về pha chất độc vào nước uống (điều 144), làm ô nhiễm nước uống gây ra thương tích hoặc chết người (điều 145), và pha chất độc vào nước máy gây thương tích hoặc chết người (điều 146), được quy định tại Chương 15. Ngoài ra, cưỡng dâm (điều 176), hiếp dâm (điều 177), coi như tội cưỡng dâm và coi như tội hiếp dâm (điều 178), và hiếp dâm tập thể (điều 179), được quy định tại Chương 22 của Bộ luật này.

Các điều: điều 195 về hành hung ngược đãi của công chức đặc biệt (Chương 25 - Tội tham nhũng); điều 199 về giết người và điều 202 về tham dự vào việc tự sát và đồng ý giết người được quy định tại Chương 26 - Tội giết người; điều 204 về thương tích, điều 205 về gây ra thương tích dẫn tới

chết người, điều 206 về vào hùa tại hiện trường và điều 208 về hành hung, được quy định tại Chương 27 - Tội gây ra thương tích; điều 208-2 về lái xe nguy hiểm gây ra thương tích hoặc chết người và điều 208(3) về tập hợp và tụ tập chuẩn bị hung khí, được quy định tại Chương 27 - Tội gây ra thương tích; điều 209 về sơ ý gây thương tích, điều 210 về sơ ý dẫn tới chết người và điều 211 về bất cẩn trong khi làm việc gây ra thương tích hoặc chết người, được quy định tại Chương 28 - Tội sơ ý gây ra thương tích. Các điều: điều 212 về phá thai, điều 213 về đồng ý phá thai và làm việc đó dẫn đến thương tích hoặc chết người, điều 214 về phá thai trong công việc và việc đó dẫn tới thương tích hoặc chết người, điều 215 về phá thai không có sự đồng ý, điểu 216 về phá thai không có sự đồng ý dẫn tới thương tích hoặc chết người, được quy định tại Chương 29 - Tội phá thai.

Các tội: bỏ rơi (điều 217); bỏ rơi của người có trách nhiệm chăm nom (điều 218); và bỏ rơi dẫn đến thương tích hoặc chết người (điều 219), được quy định tại Chương 30 - Tội bỏ rơi. Các tội: bắt và giữ người (điều 220) và tội bắt người gây ra thương tích hoặc chết người (điều 221), được quy định tại Chương 31 - Tội bắt và giữ người. Các tội: đe dọa (điều 222) và cưỡng bức (điều 223), được quy định tại Chương 32 - Tội đe dọa).

Các tội: bắt cóc, cưỡng đoạt trẻ vị thành niên (điều 224); bắt cóc, cưỡng đoạt với mục đích kiếm lời (điều 225); cưỡng đoạt và bắt cóc với mục đích đem ra nước ngoài (điều 226); buôn bán người (điều 226-2); và chuẩn bị cưỡng đoạt với mục đích tống tiền (điều 228-3), được quy định tại Chương 33 - Tội bắt cóc dùng vũ lực hoặc lừa gạt. Ngoài ra, tội phá hủy công trình nhà cửa và dẫn tới thương tích hoặc chết người (điều 260), được quy định tại Chương 40 - Tội phá hủy và giấu giếm).

sự Nhật Bản có nhiều điều tương tự, tuy nhiên có những điểm khác nhau, ví dụ như: Bộ luật hình sự Nhật Bản quy định trừng phạt cả những hành vi gây thương tích cho thân thể không đáng kể, nhưng có tính chất hung bạo hoặc làm tăng mức độ nghiêm trọng của tội phạm (các điều 206, 208, 208-3); hoặc coi hành vi đe dọa tước đoạt không chỉ tính mạng, sức khỏe mà cả các giá trị quyền con người khác như danh dự, nhân phẩm, tự do đều phạm tội đe dọa (điều 222); hoặc trừng phạt hành vi phá thai với tư cách là một tội xâm phạm tính mạng con người; hoặc có quy định riêng về hành hung ngược đãi của công chức đặc biệt (điều 195); hoặc coi hành vi bỏ rơi những người cần được cần được chăm sóc, nuôi dưỡng như người già, trẻ em, người tàn tật là tội phạm (các điều: 217, 218, 219). Về lĩnh vực này, Bộ luật hình sự Việt Nam chỉ quy định bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với: hành vi vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết (điều 94); hoặc hành vi của người có nghĩa vụ cấp dưỡng người khác mà trốn tránh hay từ chối nghĩa vụ này gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 152).

Một phần của tài liệu ĐỀ tài : bảo vệ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG vấn đề LUẬT HÌNH sự THEO PHÁP LUẬT QUỐC tế (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)