Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu ĐỀ tài : bảo vệ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG vấn đề LUẬT HÌNH sự THEO PHÁP LUẬT QUỐC tế (Trang 88 - 98)

Để bảo vệ quyền con người trong vấn đề luật hình sự theo luật quốc tế, học viên thấy rằng còn một số giải pháp khác có thể trực tiếp hay gián tiếp tác động đến vần đề bảo vệ quyền con người, cụ thể như:

Một là, giải pháp về xóa đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội,

giảm sự phân hóa giàu nghèo, thúc đẩy phát triển bền vững. Bảo đảm thực hiện quyền con người trong nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi phải giải quyết tình trạng nghèo đói. Vì vậy, việc thực hiện chiến lược xóa đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội và dần dần giảm sự phân cách giàu nghèo là rất quan trọng.

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phải dẫn đến kết quả là một xã hội mà người giàu có số lượng ngày càng đông và người nghèo có số lượng ngày càng giảm, khoảng cách giàu-nghèo ngày càng được thu hẹp. Để thực hiện được điều đó, Nhà nước cần phát huy vai trò điều tiết vĩ mô, quản lý nền kinh tế, dùng công cụ, sức mạnh thông qua chính sách thuế để thực hiện việc điều tiết, phân phối lợi ích và bảo đảm phúc lợi xã hội, trong đó chú trọng đến các đối tượng hưởng chính sách xã hội, vùng sâu, vùng xa; đồng thời, có chiến lược phát triển kinh tế vùng miền, bảo đảm vùng sâu, vùng xa dần tiến kịp với các thành phố, đô thị.

Theo học viên, những bất ổn về chính trị, sự phân hóa và ly khai ở các quốc gia đều bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là sự phân bổ không công bằng về lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần và sự phân cách giàu nghèo quá lớn trong xã hội. Vì thế, để khắc phục tình trạng trên, cần thực hiện tốt chiến lược xóa đói, giảm nghèo, trong đó việc đào tạo nghề, cho vay vốn, ưu tiên trong giáo

dục, đào tạo, đầu tư… cho những đối tượng nghèo, gia đình khó khăn, gia đình thuộc diện chính sách, con em nông dân và đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số phải là những biện pháp quan trọng. Phát triển đồng đều phải trở thành một nguyên tắc trong hoạch định chính sách xã hội, chính sách kinh tế.

Hai là, giải pháp về tăng cường bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực

tư pháp hình sự. Bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự (điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án) trước hết có nghĩa là bảo đảm rằng mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh, và suốt quá trình tiến hành tố tụng không được làm oan người vô tội. Người phạm tội phải bị đưa ra xét xử, chịu hình phạt tương ứng với hành vi phạm tội. Cần xác định mục đích của hình phạt không phải chỉ để trừng trị, mà đầu tiên là để giáo dục, cải tạo, răn đe và phòng ngừa tội phạm. Ở Việt Nam hiện nay, việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp tận tâm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ, hiểu biết và tôn trọng nhân quyền là rất cần thiết.

Để bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp hình sự ở Việt Nam hiện nay theo các định chế quốc tế, học viên thấy có thể cần chú ý đến các yếu tố sau đây: i) trước hết, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan tư pháp, nhưng không phải là can thiệp vào hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, mà bằng đường lối, chủ trương lớn ở tầm vĩ mô; về xây dựng tổ chức, bộ máy, về công tác cán bộ; ii) tăng cường sự giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp; iii) tăng cường sự giám sát của đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm sự tham gia trong lĩnh vực đấu tranh phát giác tội phạm và tham gia hoạt động xét xử (cơ chế hội thẩm); và iv) nâng cao vị trí, vai trò của luật sư trong hoạt động tư pháp.

Ba là, giải pháp về thể chế hóa quyền con người. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định cơ sở hiến định vững chắc cho việc bảo đảm quyền con người trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, để hiện thực hóa các quyền hiến định đó, đòi hỏi nhà nước phải sớm sửa đổi, ban hành một số luật, đặc biệt là các luật về những tự do chính trị cơ bản như tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, hội họp, biểu tình và tự do thông tin. Bảo vệ quyền con người là một quá trình, nó phụ thuộc vào tổng thể nhiều điều kiện khác nhau (kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa…) trong đó pháp luật có vị trí, vai trò và tầm quan trọng nhất.

KẾT LUẬN

Các điều ước quốc tế phổ cập về quyền con người của Liên hợp quốc là một trong những nguồn luật quan trọng quy định về các quyền của con người, quy định về các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luật quốc tế trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người ở từng quốc gia, cũng như trên phạm vi toàn thế giới.

Ký kết và gia nhập các điều ước phổ cập về quyền con người, Việt Nam cần hoàn thành các cam kết chính trị - pháp lý của các điều ước đó. Có như vậy quyền con người trên giấy mới thật sự đến với mỗi người ở các vùng miền với các điều kiện và phong tục tập quán khác nhau. Chính vì vậy đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là đặt con người ở vị trí trung tâm của các chính sách kinh tế, xã hội, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế xã hội. Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người được xem là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Việt Nam với tư cách là thành viên của các điều ước phổ cập về quyền con người, sau khi phê chuẩn (ratification) hay gia nhập (accession), đã và đang ngày càng nỗ lực, cố gắng thực hiện (hay nội luật hóa hay sửa đổi bổ sung) các điều ước đó. Quá trình đó đã được luân văn nghiên cứu, cụ thể như: (i) xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung bộ luật hình sự, bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản khác có liên quan đến bảo vệ con người và an ninh con người; (ii) xây dựng và hoàn thiện thiết chế nhà nước hướng tới bảo vệ con người, bảo vệ công dân (thành lập các cơ quan chuyên trách tổ chức, theo dõi, giám sát việc thực hiện quyền con người, bao gồm bảo vệ cả đối tượng đang trong quá trình điều tra, xét xử, truy tố và thi hành án); (iii) thực hiện báo cáo quốc gia về việc thực hiện điều ước

nhân quyền, để công đồng quốc tế kiểm tra, giám sát; (iv) thực hiện các biện pháp khác thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả các nghĩa vụ thành viên trong điều ước phổ cập về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia, lồng ghép những nội dung cần thực hiện của điều ước vào các chương trình, chính sách xã hội của nhà nước, bao gồm lồng ghép cả trong chương trình giảng dạy ở các trường học và cấp học trong hệ thống giáo dục quốc gia.

Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam, tuy đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng, được nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế ghi nhận. Song, cơ chế này trong quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ những bất cập, hạn chế cần sớm khắc phục, hoàn thiện như: sự chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào đời sống của các văn bản pháp luật quốc gia chuyển hóa nội dung điều ước phổ cập về quyền con người; hoạt động, tổ chức của các thiết chế chưa đạt hiệu quả, còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; chưa có cơ quan nhân quyền quốc gia chuyên trách theo khuyến nghị của nguyên tắc Paris – một xu thế chung của toàn cầu trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở quốc gia.

Khắc phục, hoàn thiện những tồn tại, bất cập trên trong cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam trong vấn đề luật hình sự theo pháp luật quốc tế là yêu cầu, không dễ dàng thực hiện trong một sớm một chiều, mà nó đòi hỏi một quá trình nỗ lực không nhỏ với sự tham gia của các cấp, các ngành trong toàn bộ hệ thống chính trị và toàn dân. Để thực hiện hóa những nhiệm vụ nói trên, Việt Nam cần hoàn thiện cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người nhằm thực hiện trên thực tế nội dung của các điều phổ cập về quyền con người mà Việt Nam đang là thành viên, đặc biệt là các vấn đề có liên quan trong lĩnh vực hình sự.

tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do , công bằng và hoà bình trên thế giới ; sự xâm pha ̣m và coi thường nhân quyền đã dẫn đến những hành đô ̣ng tà n ba ̣o xâm pha ̣m tới lương tâm của nhân loa ̣i , và viê ̣c xây dựng mô ̣t thế giới trong đó con người được tự do ngôn luâ ̣n và tín ngưỡng, không còn phải chi ̣u nỗi sợ hãi và cùng cực được coi là nguyê ̣n vo ̣ng cao cả nhất của loài ng ười; nhân quyền phải được pháp luâ ̣t bảo vê ̣ để mỗi người không buô ̣c phải nổi loa ̣n như là biê ̣n pháp cuối cùng để chống la ̣i chế đô ̣ cường quyền và áp bức ; cần phải khuyến khích viê ̣c phát triển quan hê ̣ bằng hữu giữa các dân tô ̣c ; nhân dân các nước thành viên LHQ trong bản Hiến chương đã mô ̣t lần nữa khẳng đi ̣nh niềm tin của mình vào những quyền cơ bản của con người , vào nhân phẩm, vào giá trị của mỗi người , vào quyền bình đẳng nam nữ , và đã bầy tỏ quyết tâm thúc đẩy tiến bộ xã hội cũng như xây dựng các điều kiê ̣n sống tốt hơn , tự do hơn; các nước thành viên đã cam kết, cùng với tổ chức LHQ , phấn đấu thúc đẩy mo ̣i người tôn tro ̣ng và thực hiê ̣n các quyền cũng như những tự do cơ bản của con người . Nhâ ̣n thức thống nhất về những quyền và tự do đó của con người là yếu tố quan tro ̣ng nhất cho viê ̣c thực hiê ̣n đầy đủ cam kết này . Nay, Đa ̣i hô ̣i đồng LHQ tuyên bố : Bản tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền này là thước đo chung cho tất cả các nước và tất cả các dân tô ̣c đánh giá viê ̣c thực hiê ̣n mu ̣c tiêu mà mo ̣i cá nhân và mọi tổ chức trong xã hội , trên cơ sở luôn ghi nhớ Bản tuyên ngôn này , sẽ phấn đấ u thúc đẩy sự tôn tro ̣ng các quyền và tự do cơ bản của con người thông qua truyền bá và giáo du ̣c , cũng như sẽ phấn đấu đảm bảo cho mọi người dân , ở chính các nước thành viên của LHQ và ở các lãnh thổ thuộc quyền quản lý của mình, công nhâ ̣n và thực hiê ̣n những quyền và tự do đó mô ̣t cách có hiê ̣u quả thông qua những biê ̣n pháp tích cực , trong pha ̣m vi quốc gia hay quốc tế” . (Lời nói đầu của Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948)

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Báo (2008), “Một số vấn đề về giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, 23 (167), tr.2.

2. Lê Văn Bính (chủ trì) (2015), “Việt Nam với cơ chế bảo vệ quyền con người của Liên hợp quốc”, Đề tài NCKH, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 “Về chiến lược

cải cách tư pháp đến năm 2020”; Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 48-

NQ/TW ngày 24/5/2005 “Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống

pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, Hà Nội.

4. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2007), Vấn đề nhân quyền, Tài liệu tuyên truyền, http://www.mofa.gov.vn.

5. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong

khoa học Luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Lê Cảm (chủ biên) (2007), Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng

Nhà nước pháp quyền, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

7. Lê Cảm (chủ trì) (2013), Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự:

Lý luận, thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật, đề tài NCKH trọng

điểm cấp ĐHQG Hà Nội, Khoa Luật, ĐHQGHN.

8. Nguyễn Ngọc Chí (2012), “Một số suy nghĩ về hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, (28), tr. 42 - 48. 9. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2010), Giáo trình Tòa án hình sự quốc tế,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2005), Bộ luật hình sự năm 1997, sửa

11. Công ước Giơnevơ 12/8/1949 và Quy chế Rome năm 1998; Hội nghị về an ninh và hợp tác châu Âu (1989), Tài liệu tổng kết cuộc gặp các đại

diện của các quốc gia tại Viên, Matxcova.

12. Nguyễn Bá Diến (2013), Giáo trình Công pháp quốc tế, Khoa Luật,

ĐĐHQG Hà Nội, Nxb ĐHQG Hà Nội.

13. Nguyễn Bá Di ến, Nguyễn Xuân Sơn , Đồng Thị Kim Thoa (2006), “Tòa

án hình sự quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa

học, do Trung tâm Luâ ̣t biển và Hàng hải quốc tế và Bô ̣ môn Luâ ̣t Quốc tế (Khoa Luâ ̣t, ĐHQG Hà Nô ̣i) tổ chức, Nxb Tư Pháp; Luật nhân quyền

quốc tế: Những vấn đề cơ bản, NXB Lao động-Xã hội, 2011;

14. Đại hội đồng Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn được Đại hội đồng LHQ thông qua và công bố ngày 10/12/1948 tại Paris theo Nghị Quyết 217 A(III) với 48 phiếu thuận, không có phiếu chống, và 08 phiếu trắng là: Bạch Nga, Tiệp Khắc, Ba Lan, Ả Rập Saudi, Ukraina, Liên Xô, Nam Phi,

và Nam Tư.

15. Trần Văn Độ (2006), “Một số vấn đề về quyền tài phán của Tòa án hình sự quốc tế”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Tòa án hình sự quốc tế và sự gia nhập của Việt Nam”, Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Động (2004), Các quyền hiến định về xã hội của công dân

ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia.

17. Evelyn Balais-Serrano (2008), Thời điểm thích hợp để ủng hộ pháp quyền: “Tình hình ở Philippines về Tòa án hình sự Quốc tế”, Kỷ yếu Hội

thảo về Tòa án hình sự quốc tế: “Gia nhập và thực thi Quy chế Rome do

Hội Luật gia Việt Nam tổ chức”, Hà Nội.

18. Đặng Trung Hà (2009), Kết quả ký kết, gia nhập các Điều ước quốc tế về

nhân quyền và vấn đề nội luật hóa vào pháp luật Việt Nam,

19. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, NXB Tư pháp, Hà Nội.

20. Hoàng Văn Hảo (2004), Hiến pháp Việt Nam và vấn đề quyền con người, quyền công dân//Sách Quyền con người: Lý luận và Thực tiễn ở Việt

Nam và Ốt-xtrây-li-a, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

21. Hoàng Văn Hảo và Chu Hồng Thanh (Chủ biên) (1998), Các văn bản

quốc tế về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

22. Trần Thị Hiển (2011), Bộ luật hình sự Nhật Bản, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

23. Lê Anh Hoàng (1998), “Thành lập Tòa án hình sự quốc tế - Một thắng lợi của công lý, Báo Công lý” Tòa án nhân dân tối cao, 16 (96), tr.27. 24. Khoa Luật – ĐHQGHN (2011), Hỏi đáp về quyền con người, Nxb Hồng Đức.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài : bảo vệ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG vấn đề LUẬT HÌNH sự THEO PHÁP LUẬT QUỐC tế (Trang 88 - 98)