Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự Liên bang Đức

Một phần của tài liệu ĐỀ tài : bảo vệ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG vấn đề LUẬT HÌNH sự THEO PHÁP LUẬT QUỐC tế (Trang 35 - 37)

2.1. Pháp luật hình sự một số nước về bảo vệ quyền con người

2.1.4. Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự Liên bang Đức

Tương tự như pháp luật Việt Nam và pháp luật Nga, Bộ luật hình sự Liên bang Đức [25] sửa đổi năm 2009 (hiện hành) có định chế các điều khoản điều chỉnh bảo vệ quyền con người [32], tại các chương: chương thứ mười ba quy định về các tội xâm phạm sự tự quyết về tình dục; chương thứ mười sáu quy định về các tội xâm phạm tính mạng; chương thứ mười bảy quy định về các tội xâm phạm sự nguyên vẹn thân thể; chương thứ mười tám quy định về các tội xâm phạm tự do cá nhân; chương thứ hai mươi tám quy định về các tội gây nguy hiểm chung.

Các hành vi xâm phạm quyền con người mà Bộ luật hình sự Liên bang Đức đã quy định tại các chương nói trên, bao gồm: lạm dụng tình dục (điều

174); lạm dục tình dục trẻ em (điều 176); cưỡng dâm, hiếp dâm (điều 177); cưỡng dâm và hiếp dâm với hậu quả chết người (điều 178); lạm dụng tình dục người không có khả năng phản kháng (điều 179): bóc lột, bảo kê mại dâm (điều 180a, 181ª); lạm dụng tình dục người chưa thành niên (điều 182); giết người (điều 211); đánh chết người (điều 212); làm chết người theo yêu cầu (điều 216); phá thai (điều 218); tư vấn phá thai sai, quảng cáo phá thai hoặc đưa vào lưu thông các phương tiện phá thai (điều 219); bỏ rơi (điều 221); vô ý làm chết người (điều 222); xâm phạm thân thể (điều 223); xâm phạm thân thể nguy hiểm (điều 224); hành hạ người được bảo trợ (điều 225); xâm phạm thân thể nghiêm trọng (điều 226); xâm phạm thân thể với hậu quả chết người (điều 227); vô ý xâm phạm thân thể (điều 229); tham gia một cuộc ẩu đả (điều 231); buôn bán người nhằm mục đích bóc lột tình dục (điều 232); buôn bán người nhằm mục đích bóc lột sức lao động (điều 233); bắt cóc người (điều 234); bắt giữ người chưa thành niên (điều 235); buôn trẻ em (điều 236); tước đoạt tự do (điều 239); bắt cóc để cưỡng đoạt (điều 239ª); gây cháy (điều 306); gây nổ bởi năng lượng hạt nhân (điều 307); gây nổ bằng chất nổ (điều 308); lạm dụng tia phóng xạ (điều 309); gây ngập lụt (điều 313); đầu độc gây nguy hiểm chung (điều 314).

Như vậy, nếu so với Bộ luật hình sự Việt Nam thì tên tội danh trong Bộ luật hình sự Liên bang Đức có tên gọi khác, nhưng các hành vi xâm phạm đến quyền con người cũng có nhiều điểm tương tự. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự Liên bang Đức cũng có điểm khác biệt so với Bộ luật hình sự Việt Nam, ví dụ như: Bộ luật (Đức) quy định hành vi bị coi là cấu thành tội phá thai tại điều 218; hướng tới việc bảo vệ sinh mạng của thai nhi - an toàn tính mạng của một con người chưa được sinh ra; quy định trách nhiệm hình sự đối với cả hành vi tham gia một cuộc ẩu đả hay tấn công do đông người thực hiện mà gây ra cái chết hoặc xâm phạm thân thể nghiêm trọng đối với người khác tại

điều 231 [32]; quy định hành vi bắt cóc người (điều 234) độc lập với các dạng tước đoạt tự do khác hay bắt cóc để cưỡng đoạt, lạm dụng [25, tr.370].

Một phần của tài liệu ĐỀ tài : bảo vệ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG vấn đề LUẬT HÌNH sự THEO PHÁP LUẬT QUỐC tế (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)