2. Thực trạng thu hút, sử dụng và quản lý ODA ở Thái Bình
2.2. Thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA ở Thái Bình
2.2.2. Tình hình sử dụng và quản lý ODA ở Thái Bình
Số vốn ODA mà Thái Bình thu hút được trong thời gian qua so với các tỉnh trong khu vực là tương đối lớn , việc sử dụng nguồn vốn này cho phát triển kinh tế xã hội cũng đã mang lại những hiệu quả đáng kể, tuy nhiên hiệu quả sử dụng đồng vốn này vẫn ở mức thấp.
Để có thể thấy rõ được việc sử dụng ODA của tỉnh, ta cũng sẽ xem xét tình hình sử dụng trên hai góc độ là theo ngành, lĩnh vực và theo nhà tài trợ.
2.2.2.1. Sử dụng và quản lý ODA của Thái Bình theo ngành, lĩnh vực:
• Giai đoạn 1993- 2005:
Bảng 7: Bảng số liệu thể hiện tình hình giải ngân của tỉnh theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 1993- 2005
Ngành, lĩnh vực Vốn ODA thu hút Vốn ODA giải ngân Tỷ lệ giải ngân
Giáo dục- y tế 204,302 189,578 93%
Nông nghiệp- thủy lợi 321,083 283,841 88%
Giao thông, điện, nước 725,976 530,302 73%
Lĩnh vực khác 14,922 9,473 63%
Biểu 8: Biểu đồ giải ngân của tỉnh theo lĩnh vực giai đoạn 1993- 2005: 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 1/1/1900 1/2/1900 1/3/1900 1/4/1900 lĩnh vực
Tình hình giải ngân ODA giai đoạn 1993-2005
Vốn ODA thu hút Vốn ODA giải ngân
Có thể nhận thấy các dự án ở giai đoạn này tính đến thời điểm hiện nay thì đã được giải ngân tương đối nhiều, tỷ lệ giải ngân lên đến 80%. Trong đó, lĩnh vực Y tế- giáo dục có tỷ lệ giải ngân là cao nhất 93% với số vốn giải ngân là 189,578 tỷ đồng, sau đó là đến lĩnh vực Nông nghiệp- thủy lợi và Giao thong- điện nước. Lĩnh vực Giao thông- điện nước, do đặc thù của lĩnh vực này là các dự án có thời gian triển khai và thực hiện tương đối dài nên thời gian giải ngân cho lĩnh vực này cũng mất nhiều năm. Có nhiều dự án năm 2005 mới bắt đầu triển khai thực hiện nên vẫn chưa được giải ngân ở giai đoạn này, do đó tỷ lệ giải ngân ở lĩnh vực này là thấp hơn các lĩnh vực khác.
• Giai đoạn 2006- 2008:
Bảng 8: Bảng số liệu giải ngân ODA của Thái Bình giai đoạn 2006- 2008 theo lĩnh vực:
Ngành, lĩnh vực Vốn ODA thu hút Vốn ODA giải ngân Tỷ lệ giải ngân
Giáo dục- y tế 386,521 183,780 48%
Nông nghiệp- thủy lợi 307,320 192,072 62%
Giao thông, điện, nước 676,752 99,240 15%
Lĩnh vực khác 83,907 30,205 36%
Biểu 9:Biểu đồ thể hiện tình hình giải ngân ODA của Thái Bình giai đoạn 2006- 2008 theo lĩnh vực:
0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000
Giáo dục- y tế Nông nghiệp- thủy lợi Giao thông, điện, nước Lĩnh vực khác
Tình hình giải ngân )DA giai đoạn 2006-2008
Vốn ODA thu hút Vốn ODA giải ngân
Nói chung ở giai đoạn này tình hình giải ngân còn thấp, cũng do nhiều nguyên nhân, nhưng là phần lớn là do ở giai đoạn này có nhiều dự án mới bắt đầu đi vào triển khai, nhận vốn đầu tư nhưng chưa giải ngân được. Trong các lĩnh vực thì Y tế- giáo dục vẫn là lĩnh vực được giải ngân nhanh nhất vì các dự án thuộc lĩnh vực này có thời gian thực hiện cũng như triển khai là ngắn.
2.2.2.2. Sử dụng và quản lý ODA của Thái Bình theo nhà tài trợ:
Trong những năm vừa qua, số vốn mà các nhà tài trợ cam kết , ký kết viện trợ cho Việt Nam không ngừng gia tăng. Tuy nhiên đó chỉ là những con số trên lý thuyết . So với những con số ký kết trên giấy tờ thì tỷ lệ giải ngân vốn vẫn ở dưới mức cam kết và thấp hơn mức trung bình của các nước khác trong khu vực. Nhật Bản là đối tác tài trợ nhiều nhất cho Việt Nam. Tuy nhiên so với số vốn hàng năm mà Nhật Bản cam kết viện trợ cho Việt Nam từng năm thì số vốn ký kết được giải ngân khá nhỏ. Chính vì thế mà vốn giải ngân về đến địa phương cũng nhỏ.
Bảng 9: Bảng số liệu giải ngân ODA của tỉnh giai đoạn 1993- 2005 theo nhà tài trợ: STT Nhà tài trợ Vốn ODA Vốn ODA giải ngân Tỷ lệ giải ngân A Song phương 1 Nhật Bản 729,252 625,832 86% 2 Đan Mạch 200,959 184,289 92% 3 Phần Lan 53,817 34,427 64% 4 Ấn Độ 6,711 1,529 23% B Đa phương 1 Tổ chức LHQ Thế Giới 57,109 10,296 18% 2 NH phát triển Châu Á (ADB) 57,362 37,302 65%
3 Liên minh Châu Âu (EU) 98,896 57,926 59% 4
Quỹ dân số LHQ
(UNFPA) 62,176 61,593 99%
Tổng 1,266,282 1,013,194 80%
Biểu 10, 11: Biểu đồ thế hiện tỷ lệ giải ngân của Thái Bình chia theo các nhà tài trợ giai đoạn 1993- 2005:
Nhà tài trợ song phương
86%
92% 64%
23%
Nhà tài trợ đa phương
18%
65%
59% 99%
Tổ chức LHQ Thế Giới NH phát triển Châu Á (ADB)
Liên minh Châu Âu (EU) Quỹ dân số LHQ (UNFPA)
Ở giai đoạn này, với các dự án do Đan Mạch tài trợ là có số vốn giải ngân lớn nhất, tỷ lệ giải ngân lên đến 92%. Trong số các nhà tài trợ đa phương thì ADB là có số vốn giải ngân lớn nhất. Điển hình cho tình hình giải ngân các dự án do ADB tài trợ trong giai đoạn này phải kể đến dự án “ Xây dựng cống Tam Lạc- Nguyệt Lâm” với tổng vốn đầu tư thực hiện là 30,784 tỷ đồng và đến hết năm 2004 đã giải ngân hết.
• Giai đoạn 2006- 2008:
Bảng 10: Bảng số liệu giải ngân ODA của tỉnh giai đoạn 2006- 2008 theo nhà tài trợ:
STT Nhà tài trợ Vốn ODA Vốn ODA
giải ngân Tỷ lệ giải ngân A Song phương 1 Nhật Bản 282,420 91,903 33% 2 Nauy 18,640 1,893 10% 3 Phần Lan 16,730 2,903 17% B Đa phương 1 Ngân hàng Thế Giới (WB) 1,009,840 376,545 37% 2 NH phát triển Châu Á (ADB) 115,850 30,489 26% 3 Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản(JICA) 11,020 1,564 14% Tổng 1,454,500 505,297 35%
Biểu 12, 13:Biểu đồ tốc độ giải ngân ODA tại Thái Bình giai đoạn 2006- 2008 theo các nhà tài trợ:
Nhà tài trợ song phương (2006-2008)
33% 10% 17% Nhật Bản Nauy Phần Lan
Cũng giống như khi phân chia theo ngành lĩnh vực, khi phân chia tình hình giải ngân ở giai đoạn này theo các nhà tài trợ thì có thể thấy tình hình giải ngân ở giai đoạn này còn thấp khi xét trên quan điểm các nhà tài trợ. Mặc dù Nhật Bản có số vốn đầu tư vào tương đối cao nhưng giải ngân của Nhật Bản ở giai đoạn này vẫn còn thấp, mới chỉ đạt được 33%, vẫn thấp hơn các dự án do ADB tài trợ.