Giải pháp tăng tốc độ giải ngân cho tỉnh

Một phần của tài liệu Thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA ở thái bình (Trang 74 - 81)

2. Giải pháp thu hút và sử dụng ODA ở Thái Bình giai đoạn 2010-2015

2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

2.2.3. Giải pháp tăng tốc độ giải ngân cho tỉnh

•Hài hoà thủ tục dự án.

Đối với những dự án được triển khai từ Trung ương xuống dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA phải trải qua hai khâu thẩm định. Các quá trình thẩm định và phê duyệt dự án diễn ra từ phía các cơ quan chính phủ và các nhà tài trợ. Để đảm bảo việc phê duyệt dự án được suôn sẻ cần có sự cải tiến thủ tục và phối hợp của cả hai phía.

Thực tế hiện nay cho thấy tiến trình thẩm định và phê duyệt vẫn đang còn có những vướng mắc, các văn bản báo cáo nghiên cứu khả thi được chuẩn bị thường không đáp ứng yêu cầu do năng lực chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi của chủ đầu tư còn hạn chế dẫn đến sự chậm trễ trong việc trình và phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, còn thiếu sự nhất quán giữa nội dung của báo cáo khả thi được phê duyệt và các kết quả thẩm định của nhà tài trợ.

Do đó, cả hai bên cần nghiên cứu, điều chỉnh để thủ tục thẩm định của hai bên tiến tới đồng bộ, thống nhất và phối hợp nhịp nhàng với nhau cả về nội dung và

thời điểm thẩm định của một quy trình thẩm định chung nhưng vẫn là hai lần thẩm định độc lập, khách quan. Trong đó, nên để thẩm định của nhà tài trợ sau khi có phê duyệt của chính phủ. Đồng thời, để tránh lãng phí thời gian nên giảm bớt những thủ tục không thật sự cần thiết trong quá trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Ngoài ra cần được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư để lập trước nghiên cứu tiền khả thi và xúc tiến nghiên cứu khả thi cho các dự án nằm trong danh mục các dự án ưu tiên được sử dụng vốn ODA đã được chính phủ phê duyệt và nhà tài trợ có cam kết xem xét tài trợ.

Đó là khi dự án được duyệt ở trên Trung ương, nhưng khi dự án được triển khai về dưới địa phương thì lại mất thời gian nhiều khi giải quyết các vấn đề là phân chia vốn về địa phương nào, và khi về đến địa phương thì sẽ được triển khai cụ thể ra sao. Tất cả các khâu, các thủ tục ở địa phương cũng mất thời gian không kém, do đó, khi đưa ra kế hoạch cũng cần phải có kế hoạch cụ thể và riêng cho địa bàn tỉnh, có sự kết hợp giữa nhà tài trợ với tỉnh, giữa tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước về thủ tục khi đưa ra quyết định tài trợ về địa bàn tỉnh. Tránh các thủ tục rườm rà lặp lại ở tỉnh và các cấp dưới.

•Giải quyết vốn đối ứng.

Vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA là phần vốn trong nước tham gia trong từng chương trình, dự án ODA được cam kết giữa phía Việt Nam và phía nước ngoài trong các hiệp định, văn kiện dự án, quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền. Các dự án vay vốn của chính phủ Nhật Bản hay Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Châu Á thường yêu cầu vốn đối ứng trong nước chiếm từ 15% đến 30% tổng giá trị dự án, các dự án hỗ trợ của các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc thường đòi hỏi vốn đối ứng trong nước khoảng 20% trị giá dự án.

Về nguyên tắc, vốn đối ứng của chương trình, dự án thuộc cấp nào thì cấp đó xử lý từ nguồn ngân sách của mình. Trường hợp một số địa phương có vốn đối ứng phát sinh quá lớn, vượt khả năng cân đối thì cần trình thủ tướng chính phủ để xin hỗ trợ một phần ngay từ khi lập dự án. Tuy nhiên, thực tế vốn đối ứng không phải lúc nào cũng trôi chảy, mà đang là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên sự chậm trễ trong việc thực hiện dự án. Cơ chế vốn đối ứng khác nhau cho những dự án cùng loại là câu hỏi đang chờ giải đáp. Bên cạnh đó, một số dự án do vốn đầu tư lớn nên càng khó khăn về vốn đối ứng, đặc biệt là đối với các địa phương. Nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn đối ứng, cần quy định cụ thể hơn về cơ chế vốn đối

ứng. Đảm bảo vốn đối ứng được cấp đầy đủ và kịp thời theo tiến độ thực hiện dự án, thống nhất cơ chế quản lý vốn đối ứng đối với những dự án cùng loại.

Mặt khác, cần tăng cường quản lý và sử dụng vốn đối ứng cho các dự án ODA phù hợp với quy định của chính phủ và không được sử dụng vốn đối ứng ngoài mục đích, nội dung của dự án.

•Cải thiện chất lượng đầu vào.

Để cải thiện và nâng cao tốc độ giải ngân vốn ODA, giảm thiểu gánh nặng nợ nần, phải quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng đầu vào của nguồn vốn ODA. Phải lựa chọn các dự án phù hợp, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và trung hạn.Cần chú trọng tới cơ cấu và tính bền vững của các nguồn vốn ODA. Để tăng cường chất lượng đầu vào của các chương trình, dự án ODA công tác chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt dự án cần được tổ chức chặt chẽ và chất lượng cao trên cơ sở phát triển quan hệ đối tác. Cần phát triển hơn nữa quan hệ đối tác giữa các bên, trên cơ sở quan tâm tới lợi ích chung cả tất cả các bên tham gia và đề cao vai trò làm chủ của bên tiếp nhận. Đồng thời, chia sẻ thông tin cũng là một cơ sở quan trọng để phát trển quan hệ đối tác. Do đó, để có thể phối hợp trong quan hệ hợp tác phát triển nói chung và tạo điều kiện cho việc giải

ngân đúng tiến độ các bên cần có thông tin chính xác và tôn trọng lợi ích của nhau.

•Tiếp tục hoàn thiện chính sách đền bù, tái định cư.

Giải phóng mặt bằng, tái định cư là khâu quan trọng, có ý nghĩa kinh tế , xã hội, chính trị, môi trường… và ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án và do đó ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân vốn ODA nhưng đây cũng là khâu thường xuyên có vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án. Vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư cần được coi là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch thực hiện dự án ODA, vấn đề này không chỉ liên quan đến lợi ích thiết thân, cuộc sống hiện tại cũng như lâu dài của người dân mà còn liên quan đến luật pháp, chính sách của nhà nước, chính sách của nhà tài trợ. Trong đền bù luôn gặp tính hợp pháp của tài sản và việc xử lý vấn đề này không dễ dàng trong tình trạng xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai phổ biến như hiện nay. Đồng thời việc áp dụng chính sách tính hợp pháp của tài sản trên thực tế nhiều khi lại mâu thuẫn với chính sách đảm bảo đời sống của người bị ảnh hưởng bởi dự án sau khi thực hiện tái định cư không tồi hơn địa điểm cũ của nhà tài trợ.

Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào Việt Nam và trong mỗi dự án cụ thể, từng giai đoạn khác nhau chúng ta cần áp dụng những biện pháp cụ thể, kịp thời để ODA thật sự trở thành nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài có ý nghĩa trong phát triển kinh tế đất nước, cũng như phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình.

KẾT LUẬN

Nhìn lại tình hình thu hút, sử dụng và quản lý ODA ở Thái Bình có thể thấy được phần nào sự đóng góp của ODA đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế ở nước ta, cụ thể là của tỉnh Thái Bình trong các giai đoạn kể từ khi thu hút được vốn ODA lần đầu tiên vào năm 1993 cho đến bây giờ. Qua chuyên đề này của mình em đã trình bày được tình hình thu hút vốn, sử dụng và quản lý ODA ở Thái Bình. Tuy là một tỉnh nhỏ nhưng cùng với sự phát triển của cả nước thì nền kinh tế Thái Bình trong những năm gần đây cũng đang có sự phát triển rõ rệt. Thực tế tiếp nhận và sử dụng dự án ODA thời gian qua cho thấy ODA thật sự là một nguồn vốn quan trọng với sự phát triển của tỉnh và tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội tương đối hiện đại. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội mà tỉnh đề ra thì cần phải huy động được nhiều hơn và sử dụng hiệu quả hơn nữa nguồn vốn ODA về tỉnh. Từ đó em đã đưa ra một số đề xuất liên quan đến các dự án ODA của tỉnh.

Chuyên đề này được hoàn thành là có sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình từ thầy giáo- Tiến sĩ Nguyền Hồng Minh, sự giúp đỡ và dạy dỗ nhiệt tình của các giảng viên trong khoa Kinh tế đầu tư, trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Em đã cố gắng để hoàn thành chuyên đề, nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên bài viết có thể có nhiều thiếu sót. Em kính mong thầy giáo và các thầy cô trong bộ môn đóng góp ý kiến để em có thể nâng cao hiểu biết của mình về vấn đề này.

Một số văn bản pháp quy quản lý ODA trực tiếp:

Nghị định số 58/2008/ND-CP Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu, và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng

Quyết định 803/2007/QD-BKH Phụ lục thông tư 04

Thông tư số 04 /2007/TT-BKH Luật đấu thầu

Luật xây dựng

Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006- 2010

Quyết định 61 Bộ Tài Chính

Nghị định 131 của Chính Phủ về ODA Thông tư PMU 03 BKH

Đề án ODA

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

CHƯƠNG 1:THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA Ở THÁI BÌNH ... 2

1. Tính tất yếu phải thu hút ODA ở Thái Bình ... 2

1.1. Giới thiệu chung về ODA ... 2

1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ở Thái Bình ... 6

1.2.1. Vị trí địa lý ... 6

1.2.2. Đặc điểm địa hình ... 6

1.2.3. Thủy văn, hải triều ... 6

1.2.4. Khí hậu ... 6

1.2.5. Tiềm năng tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực ... 7

1.3. ODA và sự phát triển của Việt Nam ... 11

1.4. Sự cần thiết phải thu hút ODA ở Thái Bình ... 12

2. Thực trạng thu hút, sử dụng và quản lý ODA ở Thái Bình ... 13

2.1. Tổng quan thu hút, sử dụng và quản lý ODA Việt Nam ... 13

2.1.1. Tình hình thu hút, sử dụng và quản lý ODA ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005 ... 13

2.1.2. Tình hình thu hút, sử dụng và quản lý ODA ở Việt Nam giai đoạn 2006- 2008 .... 21

2.2. Thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA ở Thái Bình ... 39

2.2.1. Thu hút nguồn vốn ODA ở Thái Bình ... 39

2.2.2. Tình hình sử dụng và quản lý ODA ở Thái Bình ... 51

2.2.3. Đánh giá tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Thái Bình ... 56

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA Ở THÁI BÌNH TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 2010- 2015 ... 64

1. Định hướng sử dụng nguồn vốn ODA giai đoạn 2010- 2015 ... 64

1.1. Mục tiêu phát triển của tỉnh ... 64

1.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2010- 2015 ... 64

1.1.2. Tổng đầu tư ... 64

1.2. Những lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA ... 64

1.3. Danh mục các dự án kêu gọi ODA giai đoạn 2010- 2015 và những năm tiếp theo của Thái Bình ... 64

2. Giải pháp thu hút và sử dụng ODA ở Thái Bình giai đoạn 2010- 2015 .. 67

2.1. Giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn ODA ở Thái Bình ... 67

2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ... 71

2.2.1. Về sử dụng ODA ... 71

2.2.2. Về cơ chế quản lý tài chính vốn ODA ... 72

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Trang Biểu 1: Tổng cam kết ký và giải ngân ODA của Việt Nam giai đoạn

2001-2005 ... 13 Bảng 1: Cơ cấu ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực thời kỳ 2001- 2002 ... 16 Bảng 2: Cơ cấu vốn ODA theo vùng do địa phương trực tiếp hưởng thụ19 thời kỳ 2001- 2005 ... 19 Bảng 3: Mức vốn ODA theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh trong tất cả các năm từ 1993 đến 2005 ... 39 Biểu 2: vốn ODA chia theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh từ năm 1993- 2005 ... 41 Bảng 4: Bảng số liệu về thu hút vốn ODA theo ngành, lĩnh vực giai đoạn

2006 – 2008 ... 43 Biểu 3: Vốn ODA chia theo lĩnh vực giai đoạn 2006- 2008 ... 43 Bảng 5: Bảng số liệu thu hút ODA của Thái Bình theo nhà tài trợ, giai đoạn 1993- 2005 ... 47 Biểu 4, 5: Biểu đồ thu hút vốn ODA phân loại theo các nhà tài trợ giai đoạn 1993- 2005 ... 47 Bảng 6: Bảng thu hút ODA theo các nhà tài trợ giai đoạn 2006- 2008 ... 49 Bảng 7: Bảng số liệu thể hiện tình hình giải ngân của tỉnh theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 1993- 2005 ... 49 Biểu 6, 7: Biểu đồ thể hiện tình hình thu hút ODA của tỉnh theo các nhà tài trợ giai đoạn 2006- 2008 ... 50 Biểu 8: Biểu đồ giải ngân của tỉnh theo lĩnh vực giai đoạn 1993- 2005 ... 52 Bảng 8: Bảng số liệu giải ngân ODA của Thái Bình giai đoạn 2006- 2008 theo lĩnh vực ... 52 Biểu 9:Biểu đồ thể hiện tình hình giải ngân ODA của Thái Bình giai đoạn 2006- 2008 theo lĩnh vực... 53 Bảng 9: Bảng số liệu giải ngân ODA của tỉnh giai đoạn 1993- 2005 theo

nhà tài trợ ... 54 Biểu 10, 11: Biểu đồ thế hiện tỷ lệ giải ngân của Thái Bình chia theo ... 54 Bảng 10: Bảng số liệu giải ngân ODA của tỉnh giai đoạn 2006- 2008 theo nhà tài trợ ... 55 Biểu 12, 13:Biểu đồ tốc độ giải ngân ODA tại Thái Bình giai đoạn 2006- 2008 theo các nhà tài trợ ... 56

Một phần của tài liệu Thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA ở thái bình (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)