2. Giải pháp thu hút và sử dụng ODA ở Thái Bình giai đoạn 2010-2015
2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
2.2.1. Về sử dụng ODA
- Sử dụng vốn vay ưu đãi ODA phải coi trọng hiệu quả kinh tế, không được sử dụng hết tất cả các khoản thu nhập ròng đã có, cần phải giữ một phần để hoàn trả lại vốn, lãi kịp thời.
- Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa và xác định thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn vốn ODA. Hoàn thiện kế hoạch hóa ODA là tạo điều kiện để liên tục hóa các bộ phận của kế hoạch đầu tư xây dựng: Kế hoạch chuẩn bị đầu tư, kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án và kế hoạch thực hiện dự án. Ngoài ra, phải xác định thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn vốn đầu tư theo từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Các ngành và các đơn vị sử dụng vốn ODA trong địa bàn cần tính toán chính xác hiệu quả sử dụng để tránh sử dụng lãng phí và đặt lợi ích của quốc gia và sự phát triển kinh tế của tỉnh lên hàng đầu.
- Chuẩn bị vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA về tỉnh.
- Các dự án phải tập trung phát huy nguồn lực hiện có của địa phương. Các chương trình, dự án ODA phải nghiên cứu để phát huy được những lợi thế sẵn có và
phải xuất phát từ thực tế của địa phương để tài trợ hiệu quả hơn, phải tạo điều kiện để người dân địa phương có thể trực tiếp tham gia và quản lý chương trình, dự án.
- Xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá dự án. Điều này góp phần khắc phục được những yếu kém trong quá trình thực hiện dự án cũng như quản lý dự án nguồn vốn ODA một cách hiệu quả, đạt được mục tiêu ưu tiên của đất nước và của tỉnh.
- Phát huy tối đa năng lực của nhà tài trợ. Để sử dụng nguồn vốn ODA một cách có hiệu quả nhất cần kiên trì loại bỏ các ràng buộc chính trị ra khỏi quan hệ của hỗ trợ phát triển chính. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến những lợi ích các nhà tài trợ khi họ mở rộng quan hỗ trợ cũng như đầu tư, thương mại đối với Thái Bình. Từ đó, mới có huy động hiệu quả đầu tư vào tỉnh cũng như đầu tư từ Trung ương về để phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
- Lựa chọn lĩnh vực sử dụng nguồn vốn ODA. Hiện nay ở Việt Nam nói chung và tỉnh nói riêng, để nền kinh tế đạt kết quả trên diện rộng dựa vào luồng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài lâu dài thì việc cải thiện cơ sở hạ tầng đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Do đó, Thái Bình cần tập trung vốn, đặc biệt là vốn ưu đãi nước ngoài ODA để đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các cơ sở sản xuất tạo nhiều việc làm, các dự án đầu tư quan trọng của tỉnh trong từng thời kỳ.
- Xây dựng hệ thống kiểm soát, đánh giá việc sử dụng nguồn vốn ODA: Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã được thẩm định phê duyệt, quán triệt phương châm vốn vay phải được sử dụng toàn bộ vào mục đích đầu tư phát triển, không dùng trang trải nhu cầu tiêu dùng; Thủ tục quản lý phải chặt chẽ nhưng phải thuận lợi cho người sử dụng trong việc rút vốn và sử dụng vốn,không gây phiềnhà làm giảm tốc độ giải ngân. Phải đặt các hạn mức sử dụng và kiểm tra chặt chẽ việc chi tiêu, theo dõi quá trình thực hiện và quản lý giải ngân dự án.