2. Giải pháp thu hút và sử dụng ODA ở Thái Bình giai đoạn 2010-2015
2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
2.2.2. Về cơ chế quản lý tài chính vốn ODA
Những nội dung chủ yếu của quản lý cơ chế tài chính trong nước đối với các dự án ODA là cơ chế quản lý ngân sách,vốn đối ứng, cơ chế cho vay lại (lãi suất, trả nợ và thời gian trả nợ), thủ tục rút vốn, thuế đối với các dự án ODA... Cơ chế này cần được xác định rõ ràng thì các chủ thể dự án mới có thể chủ động tính toán hiệu quả tài chính của dự án, nhất là các dự án ODA vốn vay.
Hiện nay, cơ chế tài chính trong nước đã dần dần được cải thiện, đã ban hành quy chế vốn đối ứng và thủ tục, quy trình rút vốn đối với các dự án ODA. Tuy
nhiên vẫn cần theo dõi chặt chẽ để bảo đảm thực hiện đúng quy trình đồng thời tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh những bất cập mới nảy sinh.
Trong giải pháp về cơ chế quản lý tài chính vốn ODA cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về phân bổ vốn đối ứng, xác định lãi suất vay lại, đơn giản hoá thủ tục rút vốn, chính sách thuế cũng như điều chỉnh lại cơ cấu chi của vốn ODA.
•Kịp thời phân bổ vốn đối ứng:
Vốn đối ứng tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng rất quan trọng để hấp thụ nguồn vốn nước ngoài. Vì vậy, việc phân bổ nguồn vốn này nên linh hoạt hơn so với các nguồn vốn trong nước. Để đáp ứng kịp thời về vốn đối ứng nên địa phương có nhiều quyền hạn hơn trong việc điều chuyển vốn đối ứng giữa các dự án thuộc quyền quản lý và thông báo cho các cơ quan tài chính, kho bạc cấp vốn theo đúng tiến độ.
Các Bộ, ngành sẽ chủ động, linh hoạt phân bổ vốn đối ứng cho các dự án thuộc bộ, ngành mình quản lý. Điều này cũng phù hợp với việc phân cấp cho các Bộ, địa phương trong việc phê duyệt các dự án Hợp tác kỹ thuật, bao gồm cả phê duyệt kế hoạch sử dụng vốn đối ứng. Các Ban quản lý dự án cần phải tham gia ngay từ đầu trong quá trình đàm phán với các nhà tài trợ về kế hoạch thực hiện của dự án, và kế hoạch vốn đối ứng để bảo đảm quá trình thực hiện sau này được thông suốt.
Việc cân đối vốn đối ứng trong thời gian tới vẫn tiếp tục được thực hiện từ dưới lên và dựa trên nhu cầu thực tế của các chủ dự án. Các chủ dự án, căn cứ vào kế hoạch triển khai của dự án trong năm kế hoạch, trình địa phương chủ quản nhu cầu vốn đối ứng trong năm kế hoạch. Việc xác định nhu cầu vốn đối ứng cũng cần phù hợp với kế hoạch giải ngân nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ.
Vấn đề xác định nhu cầu vốn đối ứng cần phải được quan tâm xác định từ giai đoạn xây dựng dự án và đàm phán với từng nhà tài trợ. Trong quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, kế hoạch di dân giải phóng mặt bằng cần được xây dựng sát với thực tế, phù hợp với tiến độ xây dựng cơ bản, tránh tập trung công tác này vào giai đoạn đầu của dự án làm tăng đột biến nhu cầu vốn đối ứng trong giai đoạn đầu của dự án.
Ngân sách của tỉnh nên có một nguồn dự phòng dành riêng cho các dự án ODA. Nguồn dự phòng này sẽ được sử dụng trong các trường hợp bổ sung kế hoạch
vốn đối ứng cho các dự án có hiệu lực sau kỳ lập kế hoạch, các dự án thiếu vốn đối ứng để nộp thuế, hỗ trợ về các huyện, xã..
Vốn đối ứng cần được giao theo đúng địa chỉ của từng chương trình, dự án ODA cụ thể, không được bố trí tuỳ tiện cho các mục tiêu khác.
•Điều chỉnh lại cơ cấu chi của nguồn vốn ODA:
- Giảm tỷ lệ vốn ODA chi cho ngân sách của tỉnh. - Tăng tỷ lệ cho vay lại đối với các doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách Nhà nước, cụ thể về phía địa phương thì nó cũng là một nguồn vốn không thể thiếu được trong ngân sách của tỉnh, được sử dụng để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ưu tiên. Mục tiêu cung cấp ODA của các tổ chức quốc tế, các chính phủ và các nhà tài trợ ở một khía cạnh nhất định đều nhằm tạo điều kiện cho tăng trưởng và phát triển ở các nước tiếp nhận viện trợ. Tuy nhiên, với mỗi tổ chức, mỗi nhà tài trợ lại có những mục tiêu chiến lược riêng cho từng giai đoạn nhất định. Do đó, việc nắm bắt được các mục tiêu khác nhau của từng nhà tài trợ là một trong những điều kiện để vừa làm tăng khả năng thu hút nguồn vốn ODA phuc vụ cho sự nghiệp phát triển của tỉnh, vừa làm cho các chương trình dự án được thực hiện có hiệu quả cao hơn về kỹ thuật, kinh tế-xã hội đối với địa phương.