Những hạn chế, vướng mắc trong hoạt động của chủ thể gỡ tội gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ thể gỡ tội một số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 53 - 64)

2010 đến 2014

2.1.2. Những hạn chế, vướng mắc trong hoạt động của chủ thể gỡ tội gia

đoạn 2010 - 2014

Pháp luật tố tụng hình sự quy định người bị tạm giữ,bị can, bị cáo là chủ thể gỡ tội của chính mình. Tuy nhiên, họ là những người bị có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật bị hạn chế và không có điều kiện nghiên cứu hồ sơ vụ án, hoặc gặp gỡ những người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng như thu thập các tài liệu, chứng cứ, nên chất lượng gỡ tội của họ thường thấp và không có hiệu quả. Các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là cơ quan điều tra các cấp cũng như hội đồng xét xử của tòa án

nhân dân các cấp thường không chấp nhận lời bào chữa của họ mà chủ yếu là buộc tội họ bằng các bản án hình sự.

Đối với chủ thể gỡ tội là những người bào chữa, theo như Báo cáo Tổng kết sau 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng hình sự phần thứ 2: Những vướng mắc bất cập trong quá trình thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003(Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành bộ luật tố tụng hình sư tòa án nhân dân số 43/BC-TANDTC ngày 26 tháng 2 năm 2015), việc tham gia tố tụng của người bào chữa còn bất cập, hạn chế. Quy định diện người bào chữa còn hẹp, không bao gồm trợ giúp viên pháp lý; quy định về bào chữa viên nhân dân chưa cụ thể nên chưa phát huy tác dụng trong thực tiễn. Quy định về người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không cụ thể, rõ ràng nên thực tiễn áp dụng chưa thống nhất. Quy định cấp giấy chứng nhận cho người bào chữa theo từng giai đoạn tố tụng là không cần thiết, rườm rà về thủ tục, lãng phí thời gian, giấy tờ; quy định quyền và nghĩa vụ của người bào chữa chưa bảo đảm để người bào chữa thực hiện tốt nhiệm vụ gỡ tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội; Quy định người bào chữa được tham gia vào một số hoạt động điều tra chưa cụ thể nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong quá trình tham gia tố tụng; Quyền đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu, thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa từ cơ quan, tổ chức, cá nhân của người bào chữa được Bộ luật quy định nhưng chưa rõ ràng nên việc thực hiện quyền này còn khó khăn; Quy định về quyền của người bào chữa gặp mặt người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam chưa cụ thể nên gặp nhiều khó khăn trong thực tế; Thiếu quy định về các trường hợp người bào chữa được quyền chủ động đề xuất người làm chứng, chứng cứ, cũng như triệu tập những người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; Quy định trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện các quyền của người tham gia tố tụng chưa

đầy đủ và cụ thể, chưa quy định chế tài áp dụng trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng không thực hiện nghĩa vụ của mình nên trong một số trường hợp còn làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền của những người tham gia tố tụng đã được Bộ luật quy định. Cũng theo như một cuộc phỏng vấn đối với các Luật sư về những trở ngại trong hoạt động của mình khi tham gia các vụ án hình sự cụ thể như sau:

Qua quá trình phỏng vấn các Luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự với kết quả khảo sát về sự thuận lợi của Luật sư khi tham gia bảo vệ từ giai đoạn điều tra đều nhận được câu trả lời hiện nay hầu hết Cơ quan điều tra không tạo điều kiện để các luật sư tiếp cận thân chủ của mình trong giai đoạn điều tra 35% Luật sư cho rằng Cơ quan điều tra không bao giờ cung cấp các danh sách và thông tin về những người bào chữa cho các Bị can, Bị cáo, Người bị tạm giữ để liên lạc, có 30% Luật sư khác cho rằng Cơ quan điều tra hiếm khi giúp Bị can, Bị cáo, người bị tạm giữ liên lạc với người thân để nhờ tìm người bào chữa [38, tr. 34]. Tuy nhiên cũng theo kết quả khảo sát Cơ quan điều tra có hỗ trợ Bị can, Bị cáo, Người bị tạm giữ dưới hình thức phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ, trong đó có quyền được mời Người bào chữa theo quy định của Pháp Luật. Cơ quan điều tra có hỗ trợ về mặt giải thích quyền và nghĩa vụ theo quy định của Pháp luật nhưng ở mức cao nhất là 37% [38, tr. 34], nhưng dưới góc độ Bị can, Bị cáo được phép thực hiện quyền chứng minh vô tội của mình trong đó cụ thể là những hoạt động nào được Pháp luật cho phép, đây chính là công tác có tính chất bắt buộc đối với cơ quan điều tra và hoạt động này đã được tiến hành thường xuyên cho thấy việc thực thi các hoạt động đảm bảo quyền lợi của Bị can, bị cáo người bị tạm giữ được cải thiện theo quy định của Pháp luật.

Đối với giai đoạn điều tra sau khi có quyết định khởi tố bị can. Theo kết quả khảo sát từ buổi phỏng vấn các luật sư tại Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cũng như tại Hội thảo về: “Thực hành quyền bào chữa trong Tố tụng hình sự

Việt Nam” thì hầu hết các Luật sư cho rằng rào cản lớn nhất đối với Luật sư khi tiếp xúc thân chủ ở giai đoạn này liên quan đến thủ tục hành chính là việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Theo khoản 4 – Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự qui định: “Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo các giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát , Tòa án phải xem xét cấp Giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện quyền bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa thì phải nêu rõ lý do”, “Đối với trường hợp tạm giữ người trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo các giấy tờ liên quan đến việc bào chữa Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do”. Thực tế, nhiều cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc cấp giấy chứng nhận bào chữa chưa đảm bảo về mặt thời gian quy định trên. Nhiều người bào chữa cho rằng Cơ quan điều tra lảng tránh việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa bằng cách chỉ dẫn gặp Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên một cách lòng vòng gây ra nhiều khó khăn. Về phía Cơ quan điều tra nhiều trường hợp do yêu cầu điều tra muốn từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa nhưng cũng không tìm được lý do. Từ đó đã dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian cấp giấy chứng nhận người bào chữa.

Mặt khác để thực hiện được quyền bào chữa thì dù người bào chữa được mời hay được chỉ định cũng phải có sự đồng ý của bị can, người bi tạm giữ và chỉ có sự đồng ý của người bị tạm giữ, bị can thì Cơ quan điều tra mới cấp giấy chứng nhận người bào chữa nhưng trong giai đoạn điều tra người bị tạm giữ, bị can thường đang bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn nên việc họ lựa chọn người bào chữa cho mình là rất khó khăn. Ngược lại, người bào chữa muốn vào gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam để lấy chữ ký thể hiện sự đồng ý của họ thì lại phải có Giấy chứng nhận người bào chữa. Để được cấp Giấy chứng

nhận người bào chữa, luật sư phải xuất trình đơn yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, Thẻ luật sư và Chứng chỉ hành nghề luật sư. Trường hợp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì việc có được Đơn yêu cầu nhờ luật sư của họ là không thể; còn đơn yêu cầu luật sư của thân nhân người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì phải chờ Cơ quan điều tra xác minh quan hệ, rồi hỏi ý kiến của người bị tạm giữ, bị can mới tiến hành cấp Giấy chứng nhận.

Thực tiễn cho thấy việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa trong thời hạn 03 ngày như pháp luật quy định là rất hiếm; chỉ những trường hợp trong những vụ án chỉ định theo đề nghị của Cơ quan điều tra thì việc cấp Giấy chứng nhận Người bào chữa mới được thuận lợi. Thậm chí, có nơi cán bộ điều tra còn dùng biện pháp nghiệp vụ để Bị can đang bị tạm giam từ chối Luật sư. Vấn đề này được xem như bài toán nan giải, đã được các Luật sư và giới truyền thông nêu lên rất nhiều lần, nhiều nơi từ trước đến nay nhưng sự chuyển biến theo hướng tích cực còn chậm.Với cái vòng luẩn quẩn trên việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa rất chậm chạp, không kịp thời dẫn đến việc hiểu lầm là gây khó khăn cho người bào chữa [27].

Việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa cho Người bị tạm giữ, Bị can vẫn còn khó khăn ngay cả khi người bào chữa đã được cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định tại điều 58: “Người bào chữa có quyền đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và đi ̣a điểm hỏi cung bi ̣ can để có mặt khi hỏi cung bi ̣ can”. Thực tế có trường hợp Điều tra viên thông báo nhưng việc thông báo thiếu thiện chí theo kiểu “đánh úp” thì người bào chữa cũng không có khả năng đến dự được buổi hỏi cung mà người bào chữa không đến, hoặc có đến nhưng buổi hỏi cung đã kết thúc. Vì vậy, có người bào chữa cho rằng Cơ quan điều tra né tránh không muốn cho người bào chữa có mặt trong buổi hỏi cung. Tuy nhiên tại các hoạt động thực nghiệm điều tra, việc “hỏi cung”; “đối chất” thì sự tham gia của người bào chữa ở giai đoạn này là rất hi

hữu mà chủ yếu người bào chữa chỉ được tham gia vào buổi tổng cung (buổi lấy lời khai cuối cùng) và tại đây người bào chữa thay vì được hỏi, động viên thân chủ và khai thác tất cả các tình tiết liên quan đến vụ án bao gồm cả việc khai thác các tình tiết có tính chất gỡ tội thì chỉ được nghe, chứng kiến tất cả những gì mà thân chủ đã khai tại các buổi hỏi cung khi chỉ có sự tham gia của Điều tra viên và bị can. Tại buổi hỏi cung cuối cùng này nhiều trường hợp người bào chữa và thân chủ mới gặp nhau lần đầu tiên [14].

Có thể lấy một ví dụ về trường hợp tiến hành không có luật sư bào chữa mặc dù luật yêu cầu bắt buộc phải có người bào chữa cho bị can, bị cáo, đây là trường hợp vụ án được tiến hành theo thủ tục rút gọn. Khoảng 14 giờ 30 phút, ngày 16/5/2011 Trần Văn D (sinh ngày 16/7/1994), trú tại huyện L, tỉnh K đã vào bệnh viện huyện dùng vam phá khóa lấy một xe mô tô Sirius, khi Trần Văn D vừa dắt xe ra cổng thì bị bảo vệ bắt giữ. Qua định giá chiếc xe mô tô trên trị giá 14.000.000đ. Ngày 19/5/2011 Trần Văn D bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản, theo quy định tại khoản 1, Điều 138 BLHS. Căn cứ Điều 319 BLTTHS thì vụ án đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn, do vậy ngày 20/5/2011, VKSND huyện L đã ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn để điều tra, truy tố xét xử vụ án nêu trên. Trần Văn D khi phạm tội mới 17 tuổi, 03 tháng. Như vậy, D là người chưa thành niên nên theo quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS năm 2003 thì bắt buộc phải có người bào chữa cho D. Để đảm bảo quyền bào chữa cho bị can vị thành niên, ngày 20/5/2011, CQĐT đã có công văn đề nghị Đoàn luật sư phân công Văn phòng Luật sư cử người bào chữa cho bị can. Ngày 25/5/2011 Đoàn luật sư nhận được công văn của CQĐT và phân công Văn phòng luật sư để bào chữa cho bị can, ngày 28/5/2011 Văn phòng luật sư phân công Luật sư bào chữa cho bị can D. Đến ngày 05/6/2011 Luật sư được phân công đến CQĐT làm thủ tục bào chữa cho Trần Văn D thì hồ sơ vụ án đã được kết luận điều tra và chuyển cho VKSND

huyện L để đề nghị truy tố. Đến giai đoạn truy tố, VKSND huyện L tiếp tục có công văn đề nghị Đoàn luật sư cử Văn phòng luật sư bào chữa cho D, nhưng do thời gian giải quyết vụ án của VKS quá ngắn (chỉ có 04 ngày), nên Đoàn luật sư chưa kịp cử Văn phòng luật sư bào chữa cho D. Ngày 06/6/2011 VKSND huyện L đã có quyết định truy tố Trần Văn D theo thủ tục rút gọn về tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 khoản 1 BLHS. Sau khi thụ lý vụ án, ngày 10/6/2011 Tòa án nhân đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì vụ án đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, không có luật sư tham gia bào chữa cho bị can vị thành niên. VKSND huyện L đã ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn đối với vụ án và vụ án được giải quyết theo thủ tục chung. Qua vụ án này có thể thấy, ngoài việc luật sư khó khăn khi tham gia các vụ án do từ phía các cá nhân người tiến hành tố tụng còn do nguyên nhân từ phía các quy định của pháp luật, đặc biệt là trong các vụ án theo thủ tục rút gọn.

Theo như ý kiến của các chuyên gia hình sự trong những cuộc toạ đàm đều cho rằng người bào chữa không thể phát huy được hết vai trò gỡ tội trong giai đoạn điều tra nếu không được tiếp xúc với thân chủ để nghe toàn bộ lời khai cũng như toàn bộ sự việc liên quan đến vụ án để người bào chữa xác định hướng tiếp cận vụ án, tự tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ, hướng tiếp cận với các chứng cứ cũng như cách thức khai thác vụ án các tình tiết có lợi đối với thân chủ để làm căn cứ gỡ tội vì vậy chất lượng tìm kiếm khai thác các chứng cứ gỡ tội cũng như thể hiện hết vai trò người gỡ tội của các Luật sư hoặc người có trình độ am hiểu pháp luật để thực hiện quyền gỡ tội theo pháp luật quy định là không cao. Mặt khác trong lĩnh vực tư pháp hình sự cần những người bảo vệ nhưng cần phải đi vào chiều sâu dưới góc độ là những chuyên gia hình sự mà người bào chữa theo tính chất chuyên gia này thì rất ít nên khi tham gia vào những hoạt động thực nghiệm điều tra như: khám nghiệm tử thi, giám định tỷ lệ thương tật nhiều người bào chữa không

có những kiến thức căn bản thì cũng không phát huy được vai trò gỡ tội trong giai đoạn này và cũng chính vì những lý do đó mà các Điều tra viên không mời người bào chữa tham gia những hoạt động này.

Tại giai đoạn truy tố, do xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát tại các điều luật nêu trên thì mức độ tạo điều kiện cho người bào chữa thực hiện quyền gỡ tội cao hơn so với giai đoạn điều tra cũng xuất phát từ việc Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm điều tra làm án từ việc điều tra lần theo dấu vết vụ án, lấy cung, thu thập chứng cứ buộc tội cho đến khi hoàn thiện hồ sơ chuyển lên Viện kiểm sát. Chính vì thế mức độ tạo điều kiện của Viện kiểm sát đối với người bào chữa cao hơn so với giai đoạn điều tra. Có tới gần 49% số Luật sư được hỏi nói rằng họ “thường xuyên” gặp khó khăn trong thủ tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ thể gỡ tội một số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)