Giai đoạn 1988 đến khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 2003

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ thể gỡ tội một số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 31 - 32)

1.3. Quá trình phát triển của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về chủ thể

1.3.3 Giai đoạn 1988 đến khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 2003

Giai đoạn từ 1988 đến 2003 là thời kỳ đất nước ta có những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, chính trị và xã hội. Để đáp ứng với những đổi mới của đất nước ngày 20/6/1988 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội đã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1989 trong đó qui định đánh dấu sự tiến bộ lớn của lịch sử pháp luật với qui định về nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của Bị can, Bị cáo tại Điều 12: “Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ”. Bên cạnh đó Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 cũng quy định cụ thể những người có đủ điều kiện thực hiện quyền gỡ tội trong nội dung các điều luật 34, 35, 36, 37, 38, 41, 42. Đồng thời Bộ luật còn qui định rõ khái niệm bị can, bị cáo và qui định quyền của bị can, bị cáo đồng thời qui định rõ chủ thể có nhiệm vụ đảm bảo co bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

Hiến pháp 1992 ra đời tiếp tục khẳng định quyền bào chữa của bị can, bị cáo tại điều 132: “Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức Luật sư được thành lập để giúp đỡ cho bị can, bị cáo...”. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 ra đời thay thế cho Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 tiếp tục khẳng định tại Điều 11. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà

án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này”. Với qui định này diện chủ thể gỡ tội được mở rộng thêm là người bị tạm giữ. Đồng thời Bộ luật còn qui định những quyền mà chủ thể gỡ tội được sử dụng như một biện pháp để gỡ tội như: thu thập tài liệu, tình tiết liên quan đến vụ án, thủ tục để được công nhận là người bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự...

Có thể nói chủ thể gỡ tội và quyền gỡ tội là những nội dung gắn với quyền con người và đảm bảo quyền con người trong vụ án hình sự, là nhân tố quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của quá trình giải quyết vụ án hình sự ở mọi thời kỳ và ngày càng được nhà làm luật phát triển bằng các quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ, đồng thời cũng thể hiện trình độ văn minh của nền khoa học pháp lý mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ thể gỡ tội một số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)