Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý lao động giữa các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo pháp luật lao động Việt Nam cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại một số doanh nghiệp (Trang 98 - 99)

3.2. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT HƠN CÁC QUY

3.2.4. Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý lao động giữa các doanh

công đoàn cơ sở, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Liên đoàn lao động các cấp, công đoàn ngành, công đoàn cấp trên cơ sở cần rà soát xem những doanh nghiệp nào chƣa thành lập công đoàn cơ sở, để đƣa vào kế hoạch thành lập tổ chức công đoàn. Cán bộ Tổng liên đoàn lao động, công đoàn ngành, công đoàn cấp trên cơ sở cần thực hiện các biện pháp tác động tới ngƣời sử dụng lao động trong doanh nghiệp, cần hỗ trợ về chuyên môn cho cán bộ công đoàn cơ sở mới thành lập.

Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ công đoàn cơ sở tại các doanh

nghiệp. Cán bộ công đoàn cơ sở thƣờng là ngƣời lao động là kiêm nhiệm, cho

nên họ cần đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng các kiến thức kỹ năng về hoạt động công đoàn để làm tốt đƣợc nhiệm vụ của mình. Cán bộ công đoàn cần đƣợc đào tạo và nắm vững về: nội dung của Bộ luật lao động, kiến thức về tổ chức công đoàn, hiểu biết về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và các kỹ năng tổ chức hoạt động công đoàn. Cán bộ công đoàn cần đƣợc tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn, các buổi hội thảo, giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm hoạt động.

Cán bộ công đoàn cần phải đƣợc lựa chọn kỹ càng, phải là ngƣời có tâm, thẳng thắn. Cán bộ công đoàn phải dám đấu tranh vì quyền lợi hợp pháp của ngƣời lao động, biết phân biệt đúng sai và phải hiểu rõ đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của ngƣời lao động. Khi có tranh chấp về kỷ luật lao động, cán bộ công đoàn cần có kiến thức, bản lĩnh để nhận định đúng sai, nếu ngƣời lao động đúng thì cần bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động, còn nếu ngƣời lao động không đúng, thì phải giải thích cho ngƣời lao động hiểu và chấp hành kỷ luật lao động đã đề ra.

3.2.4. Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý lao động giữa các doanh nghiệp nghiệp

Một cơ chế phối hợp quản lý lao động giữa các doanh nghiệp sẽ rất hiệu quả để nâng cao ý thức kỷ luật lao động của ngƣời lao động. Cơ chế phối hợp

quản lý lao động giữa các doanh nghiệp đảm bảo việc các doanh nghiệp cung cấp, trao đổi thông tin về ngƣời lao động. Khi doanh nghiệp tuyển dụng lao động mới sẽ dễ dàng biết đƣợc kết quả làm việc, thái độ, tác phong của ngƣời lao động tại những doanh nghiệp họ đã làm việc trƣớc đó. Nếu có cơ chế phối hợp quản lý hoạt động hiệu quả sẽ giải quyết đƣợc tình trạng ngƣời lao động coi thƣờng kỷ luật lao động, không thấy cần phải tuân thủ kỷ luật, bởi vì khi họ vi phạm kỷ luật ở chỗ này, lại có thể tìm đƣợc công việc ở chỗ khác, thậm chí lƣơng còn cao hơn.

Để xây dựng đƣợc cơ chế quản lý này, cần có sự phối hợp của các doanh nghiệp, sự tham gia của các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội. Các doanh nghiệp cùng nhau xây dựng các mạng lƣới liên kết, định kỳ tổ chức các cuộc họp, hội thảo trao đổi kinh nghiệm. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động hay Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện cho các mạng lƣới thành lập và hoạt động, hay thành lập những ngân hàng dữ liệu quản lý ngƣời lao động để các doanh nghiệp đều có thể tham gia, hay truy cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo pháp luật lao động Việt Nam cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại một số doanh nghiệp (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)