Những hành vi vi phạm kỷ luật lao động thƣờng gặp từ phía

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo pháp luật lao động Việt Nam cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại một số doanh nghiệp (Trang 76 - 77)

2.2. NHỮNG VI PHẠM CHẾ ĐỘ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG THƢỜNG

2.2.2. Những hành vi vi phạm kỷ luật lao động thƣờng gặp từ phía

ngƣời lao động

Thứ nhất là, người lao động thường vi phạm các quy định về thời giờ

làm việc. Tình trạng ngƣời lao động trong doanh nghiệp đi muộn về sớm, làm

việc riêng trong giờ làm việc, chơi bài trong giờ làm việc, tự ý bỏ vị trí, ngủ trong giờ làm việc khá phổ biến ở các doanh nghiệp. Hiện tƣợng ngƣời lao động nghỉ không lý do, nghỉ ốm không có giấy của bác sỹ cũng thấy khá nhiều.

Theo thống kê, thì trong năm 1997 ở công ty Ô tô Toyota Việt nam, trong số 31 trƣờng hợp xử lý kỷ luật thì có tới 29 trƣờng hợp lý do kỷ luật là vi phạm thời giờ làm việc, chiếm 94%.

Năm 1998 có 31 trƣờng hợp vi phạm kỷ luật lao động bị xử lý, trong đó vi phạm về thời giờ làm việc là 21 trƣờng hợp chiếm tới 68% còn lại 10 trƣờng hợp (32%) là các vi phạm khác. 21 trƣờng hợp vi phạm kỷ luật lao động về thời giờ làm việc bao gồm: 9 trƣờng hợp ngủ trong giờ làm việc; 7 trƣờng hợp chơi bài trong giờ làm việc; 3 trƣờng hợp rời vị trí làm việc trong giờ làm không xin phép; 1 trƣờng hợp nghỉ làm không lý do; 1 trƣờng hợp đi làm muộn không có lý do.

Năm 1999, tại Công ty xử lý 13 trƣờng hợp vi phạm kỷ luật lao động, trong đó 8 trƣờng hợp vi phạm về thời giờ làm việc chiếm 62%. Năm 2000, công ty xử lý kỷ luật 21 trƣờng hợp, thì có 14 trƣờng hợp do vi phạm quy định về thời giờ làm việc, chiếm 67%24

.

Thứ hai là, người lao động không tuân thủ sự quản lý, điều hành của

người sử dụng lao động. Đây cũng là một dạng vi phạm kỷ luật lao động

thƣờng gặp. Những vi phạm của ngƣời lao động thể hiện ở những hành vi không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng những yêu cầu công việc do ngƣời quản lý trực tiếp giao cho. Tại công ty Ô tô Toyota Việt Nam năm 2000, trong số 21 trƣờng hợp xử lý kỷ luật thì có tới 4 trƣờng hợp lý do kỷ luật là không tuân theo sự chỉ đạo của ngƣời quản lý điều hành, chiếm 19%.

Thứ ba là, người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động về sử

tài sản, phƣơng tiện, công cụ lao động của doanh nghiệp để phục vụ mục đích cá nhân; sử dụng tài sản, phƣơng tiện của doanh nghiệp “nhƣ phá”; không ít trƣờng hợp ngƣời lao động trộm cắp, tham ô tài sản của doanh nghiệp.

2.3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU CỦA CÁC VI PHẠM CHẾ ĐỘ KỶ LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

Những vi phạm chế độ kỷ luật và trách nhiệm vật chất kể trên của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân này có thể chia làm các nhóm chủ yếu sau đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo pháp luật lao động Việt Nam cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại một số doanh nghiệp (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)