1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM
1.1.2. Vai trò của kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong việc ổn
định quan hệ lao động
Với sự tiến hoá của loài ngƣời, con ngƣời trong xã hội đã không còn sống và hoạt động riêng lẻ, mà có sự hợp tác chia sẻ với nhau. Nếu con ngƣời thực hiện các hoạt động lao động sản xuất đơn lẻ, tách biệt thì mỗi ngƣời tự sắp xếp quá trình lao động của mình, hoạt động của một ngƣời không liên quan đến hoạt động của những ngƣời khác. Song, do những yêu cầu, điều kiện của quá trình lao động, mục đích lợi nhuận, thu nhập… mà con ngƣời luôn cùng nhau thực hiện công việc, cùng làm việc. Hơn nữa, con ngƣời sống trong cộng đồng, không thể tách rời nhau, mọi hoạt động của các cá nhân đều tác động tới các cá nhân khác. Chính quá trình lao động chung của con ngƣời đòi hỏi phải có trật tự, nền nếp để hƣớng các hoạt động của từng ngƣời vào việc thực hiện kế hoạch chung và tạo ra kết quả chung của cả nhóm ngƣời. Đây là yêu cầu khách quan cho sự ra đời của hoạt động quản lý. Mục đích và nhiệm vụ của quản lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con ngƣời, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành hoạt động chung thống nhất của cả tập thể và hƣớng hoạt động chung đó theo những phƣơng hƣớng thống nhất, nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã định trƣớc.
Để hoạt động quản lý đạt đƣợc mục đích thì tập thể, tổ chức phải có những phƣơng tiện buộc mỗi ngƣời phải hành động theo những nguyên tắc nhất định, phải phục tùng những khuôn mẫu, những mệnh lệnh nhất định. Cái phƣơng tiện để điều khiển, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của các cá nhân để tạo ra trật tự, nền nếp trong quá trình lao động chung của một nhóm ngƣời chính là kỷ luật lao động. Sản xuất ngày càng phát triển, cùng với nó là trình độ phân công, tổ chức lao động trong xã hội ngày càng cao và vì vậy, kỷ luật lao động ngày càng quan trọng.
Kỷ luật lao động có vai trò rất lớn trong việc củng cố, ổn định quan hệ lao động trong xã hội. Thực hiện tốt các quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất là cơ sở để tổ chức lao động khoa học và có hiệu quả, nâng cao năng xuất lao động và xây dựng, hoàn thiện ngƣời lao động mới.
Kỷ luật lao động là cơ sở để tổ chức lao động khoa học và có hiệu quả trong từng đơn vị và trên toàn xã hội. Không có kỷ luật lao động, hoặc kỷ luật lao động lỏng lẻo sẽ không bao giờ tổ chức đƣợc lao động cho có hiệu quả, có sức mạnh, không thể nào bảo đảm mọi ngƣời, mọi tập thể tự giác và có trách nhiệm đầy đủ trong việc thực hiện nghĩa vụ lao động. Thông qua việc duy trì kỷ luật lao động, ngƣời sử dụng lao động có thể bố trí sắp xếp lao động một cách hợp lý, để ổn định sản xuất, ổn định đời sống ngƣời lao động và trật tự xã hội nói chung. Kỷ luật lao động là công cụ đảm bảo cho lao động có hiệu quả để phát triển kinh tế; đảm bảo cho tổ chức lao động đƣợc chặt chẽ, trở thành một khối thống nhất, vững mạnh. Kỷ luật lao động ràng buộc các cá nhân trong tập thể lao động, tạo ra sự tác động phụ thuộc lẫn nhau trong sản xuất, từ đó tạo ra sự tự giác cùng nhau lao động nhịp nhàng, ăn khớp và thống nhất. Thêm vào đó, kỷ luật lao động còn tác động tới mỗi cá nhân ngƣời lao động nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm về nghĩa vụ lao động của cá nhân đối với tập thể, đƣợc thể hiện bằng kết quả lao động.
Kỷ luật lao động còn là một nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phảm, tiết kiệm nguyên vật liệu… "Việc nâng cao hiệu quả sử dụng kỹ thuật mạnh lệ thuộc trực tiếp vào trình độ kỷ luật lao động trong các tập thể sản xuất. Phân tích mối liên hệ giữa kỷ luật lao động, tập thể sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép xác định quy luật phổ biến là: trình độ kỷ luật lao động trong tập thể càng cao thì quá trình sản xuất càng ổn đinh, tính liên tục của nó càng bền vững, tốc độ quay vòng quỹ sản xuất ngày càng nhanh, mức độ sinh lợi của vốn ngày càng cao"7
.
Mặt khác, kỷ luật lao động còn là một căn cứ cụ thể để ngƣời lao động tự rèn luyện để trở thành ngƣời công nhân của xã hội hiện đại, có tác phong công nghiệp, là cơ sở để họ đấu tranh với những tiêu cực trong lao động sản xuất. Kỷ luật lao động cũng là thƣớc đo, là tiêu chuẩn để ngƣời lao động phấn đấu nâng cao trình độ, ổn định công việc và thu nhập của mình, thông qua đó trình độ lao động, năng suất lao động và đời sống xã hội đƣợc nâng cao.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, vấn đề kỷ luật lao động ngày càng trở nên quan trọng. Trật tự, nền nếp của một doanh nghiệp và ý thức tuân thủ kỷ luật của ngƣời lao động là những yếu tố cơ bản để duy trì quan hệ lao động ổn định, hài hoà. Đó cũng là điều kiện để thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, xuất
khẩu lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Vì vậy, mọi quy phạm pháp luật lao động đều hƣớng tới việc duy trì kỷ luật lao động, ổn định quan hệ lao động trong xã hội. Trong Bộ luật lao động ở nƣớc ta, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất là một nội dung quan trọng.