Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của Hội thẩm nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội (Trang 113 - 114)

Hội thẩm nhân dân là chế định tiến bộ của pháp luật Việt Nam, lần đầu tiên được Hiến pháp năm 1946 ghi nhận với tên Phụ thẩm nhân dân “Phụ thẩm nhân dân được tham gia góp ý kiến nếu là việc tiểu hình và cùng quyết

định với Thẩm phán nếu là việc đại hình” [23, Điều 65]. Với quy định này,

hoạt động xét xử vụ án của Toà án, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, được đảm bảo dân chủ, nhân dân được cử đại diện tham gia. Hiến pháp năm 1959 trao cho Hội thẩm nhân dân có quyền năng lớn hơn đó là “Khi xét xử, Thẩm phán và

Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” [24, Điều 130]. Việc

tham gia của Hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử của Toà án là biểu hiện tính ưu việt của một nền Tư pháp ở Việt Nam. Đa số các Hội thẩm nhân dân tham gia hoạt động xét xử đã phát huy được vai trò là “Người đại diện của

nhân dân” và là chủ thể ADPL trực tiếp cùng với Thẩm phán.

Tuy nhiên trong thời gian qua việc tham gia ADPL xét xử nói chung của Hội thẩm nhân dân trên các lĩnh vực cũng như trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình còn nhiều hạn chế, nhất là trình độ kiến thức pháp luật, Hội thẩm nhân dân do làm công tác kiêm nhiệm nên thời gian dành cho việc nghiên cứu hồ sơ còn ít, khi tham gia xét xử việc thẩm vấn chủ yếu là do Thẩm phán thực hiện. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả ADPL trong hoạt động xét xử các loại án trong đó có án Hôn nhân và gia đình, Hội thẩm nhân dân phải là những người có kiến thức nghiệp vụ vững vàng thì mới thực hiện được quyền mà pháp luật giao cho, đó là Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán, do vậy trình độ năng lực của Hội thẩm nhân dân cũng phải tương đương Thẩm phán.

Thực hiện yêu cầu của cải cách tư pháp, Nghị quyết số 08/NQ- TƯ ngày 02/01/2004 chỉ rõ: Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế lựa chọn bầu cử, bồi dưỡng, quản lý Hội thẩm nhân dân nhằm đề cao trách nhiệm và vai trò của Hội thẩm nhân dân trong công tác xét xử.

Hiện nay hai cấp xét xử TAND ở thành phố Hà Nội có 208 Hội thẩm nhân dân được Hội đồng nhân dân địa phương bầu, chất lượng Hội thẩm nhân dân tốt hơn so với nhiệm kỳ trước. Hội thẩm nhân dân là chủ thể ADPL trong hoạt động xét xử của TAND. Do đó, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ xét xử của Hội thẩm nhân dân ở thành phố Hà Nội là vấn đề cần quan tâm, cần phải nâng cao năng lực và trình độ của Hội thẩm nhân dân tương đương với Thẩm phán trong TAND, đây là một trong những việc quan trọng góp phần nâng cao chất lượng xét xử các vụ án Hôn nhân và gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội (Trang 113 - 114)