Tăng cường hoạt động kiểm tra giám đốc án đối với TAND cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội (Trang 116 - 118)

quận, huyện, đảm bảo việc ADPL thống nhất

Theo quy định tại Luật Tổ chức Toà án hiện hành, Uỷ ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương có nhiệm vụ, quyền hạn:

a.Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp dưới bị kháng nghị.

b.Bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật tại TAND cấp mình và Toà án cấp dưới.

c.Tổng kết kinh nghiệm xét xử [31, Điều 29, Khoản 2].

Với quy định này, nhiệm vụ của Uỷ Ban Thẩm phán TAND thành phố Hà Nội là quan trọng và tương đối nặng nề. Để giúp việc cho Uỷ ban Thẩm phán, Phòng kiểm tra giám đốc TAND thành phố Hà Nội có 25 cán bộ, trong đó có 01 trưởng phòng, 02 phó phòng và các Thẩm tra viên, Chuyên viên pháp lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Hàng năm, Phòng kiểm tra giám đốc đã kiểm tra toàn bộ hồ sơ các vụ án của 29 TAND cấp quận, huyện, giúp Uỷ ban Thẩm phán TAND thành phố Hà Nội phát hiện những sai sót về ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình, kịp thời rút kinh nghiệm, uốn nắn sửa chữa những sai sót đó. Khi phát hiện có sai sót, thẩm tra viên đã tham mưu cho Chánh án kháng nghị những quyết định, bản án Hôn

nhân và gia đình đã có hiệu lực pháp luật để Uỷ ban Thẩm phán xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm.

Trước yêu cầu của cuộc cải cách tư pháp, thì nhiệm vụ của Uỷ ban Thẩm phán và Phòng kiểm tra giám đốc TAND thành phố Hà Nội ngày càng nặng nề hơn. Như vậy, việc tăng cường cho hoạt động kiểm tra giám đốc án của TAND ở thành phố Hà Nội về biên chế và trang thiết bị phục vụ cho công tác là yêu cầu đòi hỏi khách quan.

Tăng cường hoạt động kiểm tra giám đốc án của TAND thành phố Hà Nội đối với việc ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình cần phải được thực hiện như sau:

- Kiện toàn tổ chức Uỷ ban Thẩm phán của TAND thành phố Hà Nội, ngoài các chức danh bắt buộc theo quy định của pháp luật là Chánh án, Phó Chánh án, Uỷ ban Thẩm phán cần phải có thêm những Thẩm phán giỏi về trình độ, nghiệp vụ xét xử và có bề dày kinh nghiệm để hướng dẫn đường lối giải quyết án Hôn nhân và gia đình được chính xác.

- Kiện toàn về tổ chức, tăng số lượng Thẩm tra viên và chuyên viên cho Phòng giám đốc kiểm tra của TAND thành phố Hà Nội. Các Thẩm tra viên, chuyên viên pháp lý phải là người có trình độ lý luận và có kinh nghiệm nghiệp vụ, để có thể giúp việc tốt cho Uỷ ban Thẩm phán trong công tác giám đốc án và hướng dẫn việc ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình cho các TAND ở thành phố Hà Nội.

- Công tác nghiên cứu hồ sơ vụ án trong hoạt động giám đốc án theo hướng khoa học, hiệu quả cao, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, đẩy mạnh công tác nghiên cứu các đề tài khoa học ở cấp cơ sở về ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình, tạo cơ sở lý luận cho thực tiễn.

muốn làm tốt công tác này, cần phải làm tốt các giải pháp nêu trên. Qua công tác kiểm tra giám đốc án có tác dụng uốn nắn, khắc phục những sai sót về ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình. Do vậy, cần coi trọng và quan tâm công tác kiểm tra giám đốc án, đây chính là một trong các biện pháp để nâng cao hiệu quả ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình của TAND ở thành phố Hà Nội ngày một tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)