Tăng cường phương tiện và điều kiện cơ sở vật chất cho các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội (Trang 114 - 116)

TAND ở thành phố Hà Nội và hoàn thiện chế độ chính sách đối với Thẩm phán, cán bộ Toà án

Để đảm bảo hiệu quả cho việc xét xử và ADPL trong việc giải quyết án của TAND ở thành phố Hà Nội thì cần phải quan tâm đến việc tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc là một yêu cầu cấp thiết. Mặc dù đã được Nhà nước quan tâm và đổi mới, nhưng đến nay kinh phí hoạt động của ngành Toà án nói chung và của TAND ở thành phố Hà Nội nói riêng vẫn còn hạn hẹp, điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác của Thẩm phán trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình còn hạn chế. Hoạt động xét xử của các TAND do vậy cũng bị ảnh hưởng nhất định, như những phiên toà đáng ra phải được xét xử trong nhiều ngày nhưng do thiếu kinh phí nên thường phải rút ngắn thời gian xét xử, ảnh hưởng tới việc xem xét và đánh giá chứng cứ, hoặc khi tiến hành định giá và các phiên toà xét xử lưu động, nhất là ở cấp quận, huyện, kinh phí hạn hẹp, không có ô tô vận chuyển các phương tiện phục vụ cho công tác nghiệp vụ của Thẩm phán và cán bộ

còn thiếu, các Thẩm phán thường gặp nhiều khó khăn trong việc tìm tài liệu, văn bản pháp luật, trang Web của TANDTC không cập nhật những văn bản mới. Công tác theo dõi hồ sơ, số liệu, thụ lý vụ án và lưu trữ được thực hiện theo phương pháp thủ công, do đó không đáp ứng được yêu cầu của công việc ngày càng đa dạng và phực tạp. Do vậy, cần tăng cường điều kiện về phương tiện cơ sở vật chất cho các TAND ở thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:

- Hiện đại hoá các phương tiện làm việc và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác xét xử. Nhà nước nên có quy định rõ về việc cấp phát tài liệu và văn bản pháp luật cho Thẩm phán TAND hoặc trang bị cho mỗi Thẩm phán một máy tính cá nhân và phần mềm lưu trữ văn bản pháp luật được cấp nhật định kỳ, để các Thẩm phán có điều kiện thuận lợi trong việc đối chiếu quy phạm pháp luật và ADPL. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thụ lý vụ án, theo dõi việc triệu tập những người tham gia tố tụng, công tác lưu trữ và cấp phát trích lục bản án sau khi xét xử.

- Tăng cường việc cấp tài liệu, sách báo về khoa học pháp lý cho các Thẩm phán và cán bộ, nhất là các tạp chí lý luận chuyên ngành để họ có thể kịp thời nắm bắt được những thành tựu và sự phát triển của khoa học pháp lý trong tình hình mới.

- Trang bị cơ sở vật chất và hiện đại hoá phòng xét xử của TAND, đảm bảo cho hoạt động xét xử tại phiên toà được thuận lợi, an toàn, phòng xét xử phải thể hiện được tính trang nghiêm, tạo ra ý thức tin tưởng vào công lý cho những người tham dự phiên toà. Công tác bảo vệ cho Toà án và các phiên toà cũng cần phải được chú trọng, tránh các hiện tượng gây rối tại phiên toà ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm ở nơi công đường.

Bên cạnh việc tăng cường điều kiện, phương tiện cơ sở vật chất, Nhà nước phải chú trọng đến việc hoàn thiện các chế độ chính sách đối với Thẩm phán và cán bộ ngành Toà án. Trong thời gian qua, chính sách đối với Thẩm

phán và cán bộ Toà án được quan tâm, Thẩm phán có thang bậc lương riêng, được hưởng phụ cấp trách nhiệm, để họ yên tâm công tác và đầu tư nhiều thời gian vào công tác chuyên môn.

Nghề Thẩm phán là một nghề có tính đặc thù riêng, vất vả, khó khăn, phức tạp, chịu nhiều áp lực, có khi còn gặp nguy hiểm cho bản thân và gia đình. Do vậy, cần xây dựng cơ chế bảo vệ đối với Thẩm phán và gia đình họ, xây dựng quy định về chế độ bảo hiểm để họ được hưởng bồi thường khi gặp rủi ro trong cuộc sống nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)