Tăng cường công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử của ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội (Trang 118 - 120)

Toà án làm cơ sở cho hoạt động giải quyết án Hôn nhân và gia đình được thực hiện thống nhất

Muốn nâng cao chất lượng ADPL giải quyết án Hôn nhân và gia đình trong cả nước cũng như ở thành phố Hà Nội và hạn chế những thiếu sót, thì hàng năm phải thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm trong hoạt động ADPL là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng của TANDTC và TAND cấp thành phố đã được pháp luật quy định cụ thể là Hội đồng Thẩm phán TANDTC và Uỷ ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc ADPL để rút ra những mặt đã đạt được và những thiếu sót, những tồn tại về nhận thức pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình. Với những vụ án có tính mẫu mực cho toàn ngành học tập và những bản án, quyết định đã ban hành chưa chính xác, chưa thoả đáng, còn có những sai lầm trong xem xét, đánh giá chứng cứ, trong việc lựa chọn quy phạm pháp luật thì ban hành các bản án và quyết định đó để rút kinh nghiệm cho toàn ngành.

Tổng kết kinh nghiệm trong ADPL giải quyết án Hôn nhân và gia đình bao gồm cả việc xem xét, đánh giá kỹ năng xây dựng hồ sơ, chất lượng hồ sơ, cách sắp xếp hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ vụ án của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, kỹ năng tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để giải quyết những yêu cầu của vụ án và cả kỹ năng thực hiện các thao tác bắt buộc của

quy trình tố tụng khi xét xử như xét hỏi, điều khiển phiên toà, tranh luận, nghị án, ban hành bản án, quyết định của Toà án. Công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử giúp cho ngành TAND có điều kiện tìm ra những nguyên nhân xét xử đúng pháp luật và cả nguyên nhân sai lầm khi áp dụng các quy phạm pháp luật. Qua công tác tổng kết, từ đó có cơ sở đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, giải thích, hướng dẫn những quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực về Hôn nhân và gia đình nhằm nâng cao tính khả thi pháp luật khi ban hành.

Thông qua công tác tổng kết kinh nghiệm ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình ở thành phố Hà Nội, giúp cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và cán bộ thư ký có những bài học bổ ích rút ra từ thực tiễn xét xử để nâng cao kỹ năng trong quá trình ADPL giải quyết án Hôn nhân và gia đình, những nhận định và lập luận sắc sảo, chính xác sẽ cho những bản án, quyết định đúng có sức thuyết phục, những phương pháp xử lý tình huống thông minh…sẽ giúp cho người Thẩm phán có những bài học đúc kết từ thực tiễn. Những sai lầm của việc ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình, những khiếm khuyết trong việc tổ chức và điều khiển phiên toà, những bản án, quyết định chưa đúng pháp luật; chưa hợp tình, hợp lý cũng là những bài học quý giá, bổ ích cho công tác của người Thẩm phán.

Như vậy, việc tổng kết kinh nghiệm xét xử, đặc biệt là việc tổng kết kinh nghiệm trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình của TAND ở thành phố Hà Nội có một ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận lẫn thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng ADPL giải quyết án Hôn nhân và gia đình.

Do vậy, TANDTC và TAND thành phố Hà Nội cần tập trung vào công tác kiểm tra, xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tổng kết kinh nghiệm xét xử trong hoạt động giải quyết các loại án nói chung và án Hôn nhân và gia đình nới riêng. Qua công tác tổng kết kinh nghiệm giải quyết án Hôn nhân và gia đình của TAND cần được coi là một nguồn để sửa đổi, bổ sung, xây dựng các

quy phạm pháp luật để điều chỉnh tốt các quan hệ về Hôn nhân và gia đình phù hợp với thực tế hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội (Trang 118 - 120)