Thảo luận và thông qua dự thảo ở cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yêu cầu đối với quyết định của các cơ quan hành chính nhà nước việt nam trong giai đoạn hiện nay luận văn ths luật (Trang 38 - 40)

Đây là giai đoạn quan trọng nhất nếu xét về ý nghĩa pháp lý, vì chính trong thời điểm này, quyết định được ban hành và có hiệu lực pháp lý.

Trước hết, hồ sơ trình được chuyển đến cho các bộ phận hoặc chuyên viên thẩm định sơ bộ, có ý kiến chính thức bằng văn bản để những người có thẩm quyền xem xét. Sau đó, người có thẩm quyền đưa dự thảo quyết định quản lý nhà nước ra trình bày chính thức trong phiên họp của cơ quan có thẩm quyền (nếu là cơ quan làm việc theo chế độ tập thể), hoặc trước thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền ban hành (nếu là cơ quan làm việc theo chế độ thủ trưởng). Nhiều trường hợp, sau khi nghe báo cáo của các chuyên viên thẩm định dự thảo, những người có thẩm quyền có thể yêu cầu cơ quan trình chỉnh lý lại một cách cơ bản dự thảo.

Theo qui định của pháp luật, trong những cơ quan làm việc theo chế độ tập thể (Chính phủ, uỷ ban nhân dân) thì quyết định quản lý nhà nước ban hành bằng cách biểu quyết theo đa số. Nhưng trên thực tế, nhiều khi trình tự này không được thực hiện, mà chủ yếu quyết định quản lý nhà nước được ban hành theo cách hỏi ý kiến từng thành viên hoặc bộ phận thường trực. Hàng năm, Chính phủ ban hành hơn một trăm, có năm gần hai trăm nghị định, nếu nghị định nào cũng phải được họp để biểu quyết theo đa số thì Chính phủ khơng cịn thời gian để xử lý các việc quan trọng khác. Vì vậy, Văn phịng Chính phủ đã có sáng kiến lấy phiếu ý kiến các thành viên chính phủ, sau đó, tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Các quyết định quản lý nhà nước quan trọng được đưa ra thảo luận tập thể, sau đó thường được chỉnh lý lại rồi đưa lần lượt cho một số người có thẩm quyền duyệt, cuối cùng chuyển tới người có trách nhiệm ký để ban hành. Cách làm việc như vậy, nếu xem xét dưới góc độ pháp lý thì chưa thật phù hợp với trình tự luật định và ít nhiều có ảnh hưởng đến chất lượng quyết định quản lý nhà nước.

Quyết định quản lý nhà nước của những người đứng đầu những cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, cũng như quyết định quản lý

nhà nước của cá nhân người lãnh đạo cơ quan tập thể được chính thủ trưởng cơ quan ký để ban hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yêu cầu đối với quyết định của các cơ quan hành chính nhà nước việt nam trong giai đoạn hiện nay luận văn ths luật (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)