TỐT CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
3.2.3. Phương hướng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức làm cơng tác tham mưu, soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban
chức làm cơng tác tham mưu, soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định quản lý nhà nước
Cán cán bộ, công chức là những người hàng ngày hàng giờ tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định quản lý, sau đó, chính họ lại là những người đưa các quyết định quản lý vào cuộc sống. Do đó, chất lượng của công tác quản lý, của các quyết định quản lý phụ thuộc vào trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, cơng chức. Vì vậy, cần phải đào tạo, đào tạo lại đội ngũ này để họ có trình độ, có năng lực, phẩm chất tốt, hồn thành xứng đáng nhiệm vụ được giao. Phải tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức nhà nước để họ hiểu và làm đúng pháp luật. Tạo cơ hội bình đẳng cho mọi cơng dân có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật có thể thi tuyển trở thành cán bộ, cơng chức để họ có thể cống hiến nhiều hơn cho xã hội, cho đất nước, làm cho đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức nhà nước ngày càng chính qui, hiện đại và chuyên nghiệp hoá sâu sắc. Đồng thời, phải tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân để họ không chỉ biết, thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trước Nhà nước và xã hội, mà còn giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, cơng chức, viên chức nhà nước, tích cực tham gia vào cơng tác quản lý nhà nước, góp ý vào các dự thảo quyết định, để các quyết định đó thể hiện được ý Đảng, lịng dân và đúng pháp luật.
Tóm lại, tồn bộ Chương này đã nêu lên thực trạng của việc ban hành quyết định quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, của một số địa phương trong thời gian quan, trong đó có những ưu điểm, những nhược điểm, nguyên nhân của những nhược điểm đó và các giải pháp,
các phương hướng thực hiện tốt các yêu cầu trong công tác xây dựng và ban hành quyết định quản lý nhà nước.
KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước là một nghệ thuật sử dụng các quyết định tốt và biết cách đưa chúng vào cuộc sống. Chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước phụ thuộc vào chất lượng của công tác xây dựng và ban hành quyết định quản lý nhà nước. Thực tế công tác quản lý nhà nước trong những năm qua đã chứng tỏ những tiến bộ vượt bậc trong công tác xây dựng và ban hành quyết định. Điều đó có được là do sự cố gắng to lớn của Chính phủ, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp trong công tác xây dựng và ban hành quyết định. Một khung pháp lý đồng bộ cho nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, cho hoạt động của công dân, tổ chức đã, đang dần được hình thành, hồn thiện, trong đó, phần lớn xuất phát từ các qui phạm trong các quyết định quản lý nhà nước. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, công tác xây dựng và ban hành quyết định quản lý nhà nước trong thời gian qua còn rất nhiều tồn tại, yếu kém; cơ chế kiểm tra, kiểm soát, chế tài xử lý các vi phạm trong xây dựng, ban hành, thực hiện, kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lý chưa đồng bộ. Khơng ít quyết định khơng có tính khả thi, làm cho tình trạng "trên bảo dưới khơng nghe" chưa thể nào khắc phục được trong bộ máy hành chính nhà nước, đó là chưa nói đến hành vi cố tình vi phạm pháp luật của một số cơ quan, cán bộ, cơng chức có thẩm quyền.
Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật còn nhiều điều bất hợp lý, chưa hồn thiện và vẫn chưa có luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, làm cho công tác xây dựng và ban hành quyết định quản lý của các cấp, các ngành cịn gặp nhiều khó khăn, trong khi cuộc sống địi hỏi các chủ thể quản lý nhà nước phải có những quyết định sáng suốt, kịp thời, đúng pháp luật, hợp lịng dân, đi vào cuộc sống. Vì
vậy, phải xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật về ban hành quyết định qui phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Việc nghiên cứu đề tài: "Các yêu cầu đối với quyết định của các cơ
quan hành chính nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" đã được
hoàn thành trong Luận văn này. Những yêu cầu đối với các quyết định quản lý nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương đã được phân tích, lý giải. Trong đó, điểm đầu tiên đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng và ban hành quyết định quản lý nhà nước là ngay từ khi bắt đầu chuẩn bị xây dựng và ban hành quyết định phải xác định được phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh của quyết định và phân loại được quyết định đó thuộc loại nào theo tính chất pháp lý và theo cơ quan ban hành để tuân thủ những yêu cầu đối với quyết định đó và áp dụng qui trình xây dựng cụ thể, bởi vì, quyết định chủ đạo, quyết định qui phạm và quyết định cá biệt có những yêu cầu, những qui trình xây dựng, ban hành khác nhau, dẫn đến việc xử lý khác nhau khi các quyết định đó vi phạm các yêu cầu đã trình bày ở trên.
Sau khi xem xét thực trạng bao gồm ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của những nhược điểm trong xây dựng và ban hành quyết định của một số cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương những năm qua, Luận văn đã phân tích một số ví dụ cụ thể về các trường hợp vi phạm các yêu cầu về hợp pháp, hợp lý và vi phạm yêu cầu về thủ tục xây dựng và ban hành quyết định quản lý nhà nước; trên cơ sở đó, Luận văn đã đưa ra các phương hướng đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu đối với quyết định quản lý nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, để công tác này ngày càng đi vào nền nếp, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân./.