TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1.3. Các yêu cầu đối với thủ tục xây dựng và ban hành quyết định quản lý nhà nước
ban hành, tạo thành một cơ chế hành chỉnh, đồng bộ, qui định rõ ràng biện pháp, trách nhiệm của từng bộ và thời gian thực hiện từng công việc cụ thể nhằm làm cho công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này ngày càng hoàn thiện.
2.1.3. Các yêu cầu đối với thủ tục xây dựng và ban hành quyết định quản lý nhà nước quản lý nhà nước
Các yêu cầu hợp pháp và hợp lý đối với thủ tục xây dựng và ban hành quyết định thường đan xen vào nhau và có các yêu cầu hợp pháp và hợp lý chung sau đây[3, tr. 336 - 338]:
2.1.3.1. Quyết định quản lý nhà nước phải được xây dựng và ban hành theo trình tự do luật định
Đây là u cầu có tính tổng hợp, bao gồm toàn bộ các yêu cầu khác và được cụ thể hoá trong các yêu cầu chung cũng như yêu cầu riêng. Các yêu cầu
này áp dụng đối với mọi loại quyết định: chủ đạo, qui phạm và cá biệt. Các yêu cầu đó bao gồm cả yêu cầu hợp pháp (hỏi ý kiến bắt buộc, ban hành theo trình tự tập thể hoặc cá nhân, thông qua theo đa số đặc biệt hay đa số thường, tính thẩm quyền của hội nghị tập thể...) và yêu cầu hợp lý (xây dựng nhiều phương án quyết định, hỏi ý kiến, thảo luận rộng rãi với nhiều cơ quan và chuyên gia...). Đối với các quyết định qui phạm pháp luật, thì trình tự xây dựng và ban hành phải tuân theo đúng qui định của Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật. Đối với các quyết định cá biệt, thì phải tuân theo những qui định riêng trong từng luật, pháp lệnh.
Ví dụ: Điểm 3b Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 16/2002/CT-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2002 về tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác cát, sỏi lịng sơng và nạo vét kết hợp tận thu cát, sỏi lịng sơng đã qui định: "Ủy ban nhân dân các tỉnh cấp giấy phép khai thác cát, sỏi lịng sơng trên các diện tích đã được Bộ Cơng nghiệp phê duyệt trữ lượng. Trước khi cấp giấy phép khai thác cát, sỏi lịng sơng, Ủy ban nhân dân các tỉnh phải lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ :
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Khoa học, Công
nghệ và Môi trường về các điều kiện, bảo vệ đê điều, cầu, cống, đảm bảo giao thông đường thuỷ, bảo vệ môi trường, môi sinh ... theo các quy định của pháp luật". Hoạt động khảo sát, thăm dị, khai thác cát, sỏi lịng sơng và nạo vét kết
hợp tận thu cát, sỏi lịng sơng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp phép, nhưng trước khi cấp phép Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải xin ý kiến bằng văn bản các bộ có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực mà bộ đó phụ trách (dịng chảy, đê điều, an toàn giao thơng đường thuỷ, an tồn cơng trình giao thơng, bảo vệ mơi trường...). Quyết định cấp phép khai thác cát, sỏi mà thiếu ý kiến của các bộ nói trên là quyết định trái pháp luật.
2.1.3.2. Yêu cầu về thẩm quyền pháp lý của cơ quan
Nội dung yêu cầu này có nghĩa là: cơ quan hoặc người có thẩm quyền được pháp luật quy định là có quyền ban hành hay quyền tham gia vào giai đoạn nào đấy của thủ tục xây dựng và ban hành quyết định quản lý nhà nước (chủ trì soạn thảo, trình, góp ý kiến, hay chỉ có quyền phê chuẩn, cho phép các cơ quan khác ban hành, hoặc chỉ thực hiện quyền giám sát bằng cách đình chỉ, sửa đổi, bãi bỏ quyết định do cơ quan khác ban hành), thì chỉ được thực hiện các quyền đó mà thơi. Đây là yêu cầu hợp pháp quan trọng, vì quyền tham gia vào giai đoạn nào đấy của thủ tục này là yếu tố rất cơ bản của thẩm quyền cơ quan nhà nước.
Ví dụ: dự thảo nghị định của Chính phủ ban hành Qui chế quản lý Khu
công nghệ cao do Bộ Khoa học và Cơng nghệ chủ trì soạn thảo. Các Bộ, ngành, địa phương có liên quan có trách nhiệm tham gia cùng Bộ Khoa học và Công nghệ soạn thảo nghị định này, nhưng các bộ chỉ được tham gia về lĩnh vực quản lý nhà nước mà bộ mình phụ trách. Như Bộ Tài chính tham gia ý kiến về vấn đề ưu đãi thuế, tiền thuê đất; Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia ý kiến về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào Khu cơng nghệ cao; Bộ Bưu chính viễn thơng tham gia ý kiến về đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông; Tổng công ty Điện lực Việt Nam tham gia ý kiến về đầu tư các trạm biến áp đảm bảo cấp điện cho Khu công nghệ cao; Bộ Tài nguyên và Môi trường tham gia ý kiến về quản lý nhà nước về đất đai, môi trường trong Khu cơng nghệ cao v.v... Tóm lại, rất nhiều bộ, ngành có liên quan phải được tham gia trong quá trình soạn thảo nghị định này. Sau khi đã lấy xong ý kiến của các bộ, ngành có liên quan, Bộ Khoa học và Cơng nghệ tổng hợp lại để trình Chính phủ xem xét, quyết định có ban hành nghị định này hay không, phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh của nghị định này gồm những nội dung gì...
2.1.3.3. Yêu cầu về thẩm quyền chuyên môn của cơ quan
Tức là cán bộ, công chức của cơ quan ban hành hay tham gia vào giai đoạn nào đấy của thủ tục nói trên phải có nghiệp vụ được đào tạo, có bằng cấp, có kinh nghiệm, nắm chắc vấn đề, việc mình làm và đang công tác ở những cơ quan có thẩm quyền do pháp luật qui định. Những vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ cần phải được đưa đến những người có chun mơn để hỏi ý kiến. Đây là yêu cầu hợp lý.
Ví dụ: Việc soạn thảo Quyết định của thủ tướng Chính phủ số 85/1998/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 1998 về việc phê duyệt quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ phải do các chuyên viên kỹ thuật có am hiểu về tần số vơ tuyến điện đang cơng tác ở ngành bưu chính viễn thơng soạn thảo, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, sau đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện xin ý kiến các cơ quan như công an, quốc phịng. Trên cơ sở đó, Tổng cục Bưu điện trình Thủ tướng xem xét, ban hành quyết định. Hoặc Quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội số 123/2001/QĐ-UB ngày 06 tháng 12 năm 2001 ban hành qui định những nguyên tắc về quản lý đầu tư và xây dựng các khu đô thị mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội phải do các chuyên viên các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Địa chính - Nhà đất và Văn phòng Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội soạn thảo, trình lãnh đạo các sở, ngành đó, sau đó lãnh đạo các sở, ngành trình lên Uỷ ban nhân dân thành phố xem xét, thông qua và ban hành.
2.1.3.4. Yêu cầu về tính kịp thời
Đây vừa là yêu cầu hợp pháp vừa là yêu cầu hợp lý. Trong trường hợp cơ quan cấp trên chỉ thị phải ban hành quyết định quản lý nhà nước trong thời hạn hoặc tình huống xác định, thì phải ban hành đúng trong thời hạn hoặc tình
huống đó, đó là u cầu hợp pháp; vừa là yêu cầu hợp lý trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền tự quyết định thời điểm ban hành, nhưng khi đó thì việc chọn đúng thời điểm ban hành ln có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng to lớn trực tiếp tới hiệu quả của quyết định quản lý nhà nước. Yêu cầu về tính kịp thời khơng chỉ đề ra đối với giai đoạn ban hành mà đối với mọi giai đoạn xây dựng quyết định quản lý nhà nước, cũng như các hành động khác liên quan tới việc ban hành quyết định quản lý nhà nước như: truyền đạt quyết định quản lý nhà nước để thi hành, đình chỉ, bãi bỏ quyết định. Muốn ban hành kịp thời thì phải bảo đảm thực hiện mọi hành động một cách mau chóng. Khi mùa mưa bão sắp đến gần phải có chỉ thị về các biện pháp phịng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai, nếu mùa mưa bão đã đến hoặc đã qua đi mà ban hành chỉ thị thì khơng cịn tác dụng.
2.1.3.5. u cầu về tính rõ ràng, hiện thực và đơn giản của thủ tục
Đây là yêu cầu thuần tuý mang tính hợp lý. u cầu này có nghĩa là thủ tục phải đúng đắn, phù hợp với việc xây dựng và ban hành từng loại quyết định quản lý nhà nước, và phải cụ thể, chính xác, chi tiết hoặc đơn giản tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Nó có liên quan trực tiếp tới yêu cầu về tính kịp thời của quyết định quản lý nhà nước, phải phù hợp với yêu cầu về tính kịp thời. Nhưng khơng thể vì tính kịp thời, muốn ban hành nhanh chóng mà đơn giản hoá, bỏ qua những bước cần thiết làm cho quyết định quản lý nhà nước dễ bị sai sót. Yêu cầu này gắn liền với việc cải cách thủ tục hành chính hiện đang diễn ra trên phạm vi cả nước.
Ví dụ: Việc người dân phải đến quá nhiều cơ quan để xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, xin giấy phép xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà... là một vấn đề nóng hổi hiện nay. Chính vì vậy, được sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, một số đơn vị hành chính của thành phố Hồ
Chí Minh đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo mơ hình "một cửa, một dấu". Mơ hình này được đưa ra áp dụng đã làm giảm nhiều thủ tục hành chính cho người dân trong việc xin phép xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà cửa, cũng như trong việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở... Hiện nay, "một cửa, một dấu" đã được áp dụng ở nhiều địa phương trong cả nước.
Thực hiện nghiêm chỉnh và đúng đắn các yêu cầu hợp pháp và hợp lý chung, cơ bản trên đây là điều kiện cần thiết để đảm bảo pháp chế, trật tự