Các quyết định quản lý nhà nước không hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yêu cầu đối với quyết định của các cơ quan hành chính nhà nước việt nam trong giai đoạn hiện nay luận văn ths luật (Trang 106 - 110)

TỐT CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

3.1.2.2. Các quyết định quản lý nhà nước không hợp lý

3.1.2.2.1. Đó là những quyết định khơng phù hợp với thực tế, khơng có tính khả thi.

Trong số các quyết định quản lý nhà nước khơng hợp lý, thiếu tính khả thi được ban hành trong thời gian qua thì phải kể đến Nghị định số 36/2001/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2001 về việc bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ và trật tự an tồn giao thơng đơ thị để thay thế cho Nghị

định cũng có số là 36/CP ngày 29 tháng 5 năm 1995 về việc bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ và trật tự an tồn giao thơng đơ thị. Khoản 3 Điều 28 Điều lệ trật tự an tồn giao thơng đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 36/2001/NĐ-CP nói trên qui định: "Người điều khiển và người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy phải đội mũ

bảo hiểm khi đi trên tuyến đường qui định phải đội mũ bảo hiểm". Qui định

này được ban hành đúng thẩm quyền, hợp pháp, nhằm đảm bảo an tồn tính mạng của người đi xe nếu không may xảy ra tai nạn, nhưng không xuất phát từ thực tế là đường bộ, đường đô thị ở nước ta quá chật, tốc độ xe đi trên đường phần lớn rất chậm, khí hậu nóng bức (chưa có nghiên cứu loại mũ phù hợp với điều kiện của Việt Nam), hệ thống đèn xanh, đỏ, chiếu sáng chưa đồng bộ; người điều khiển và người ngồi trên xe chưa có thói quen đội mũ. Thực tế chứng tỏ rằng, kể từ khi có qui định nói trên, trên các trục đường giao thơng kể cả ở những tuyến bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, vẫn thấy rất ít người ngồi trên xe gắn máy đội mũ bảo hiểm. Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 39/2001/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2001 qui định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trật tự an tồn giao thơng đường bộ và trật tự an tồn giao thơng đơ thị qui định :"phạt tiền 20.000 đồng đối với người ngồi

trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi đi trên tuyến đường qui định phải đội mũ bảo hiểm". Như vậy, mặc dù đã có qui định, có chế tài đối

với các hành vi vi phạm nhưng qui định đó vẫn khơng được thực hiện trên thực tế. Đây là một quyết định hợp pháp nhưng không hợp lý.

Quyết định được ban hành nhưng không khảo sát thực tế, áp dụng khó khăn đối với mọi đối tượng. Đó là trường hợp Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 37/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2001 về việc nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Điều 2

"Người bị suy giảm sức khoẻ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ

một lần trong năm. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 đến 10 ngày tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm sức khoẻ của người lao động".

Mức chi phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe gồm 2 mức là :

- 80.000 đồng/ngày/người đối với người nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung;

- 50.000 đồng/ngày/người đối với người nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; lao động nữ nếu yếu sức khoẻ sau khi nghỉ thai sản. Kinh phí để thực hiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm bằng 0,6% tổng quỹ tiền lương thực đóng bảo hiểm xã hội, được trích trong nguồn 5% tính trên tổng quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của đơn vị cho 3 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Thực tế thi hành Quyết định nói trên của Thủ tướng Chính phủ cho thấy, ở những cơ quan, doanh nghiệp có số lượng lao động nhiều, quĩ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội lớn thì việc thực hiện Quyết định nói trên là thuận lợi. Ngược lại, ở những doanh nghiệp có ít lao động, quĩ tiền lương đón bảo hiểm xã hội thấp, nếu tính theo tỷ lệ 0,6% quĩ tiền lương thực đóng bảo hiểm xã hội cũng không đủ đảm bảo cho một suất chi tối thiểu để người lao động nghỉ tại nhà. Các qui định cụ thể về thời gian nghỉ, mức chi phí, và khống chế tỷ lệ 0,6% quĩ tiền lương thực tế đóng bảo hiểm xã hội để đảm bảo cho nguồn kinh phí nghỉ dưỡng sức áp dụng đối với mọi loại hình doanh nghiệp là không phản ánh đúng tình hình thực tế, khơng hợp lý. Những qui định nói trên chứng tỏ cơ quan tham mưu đã khơng khảo sát kỹ thực tế trước khi trình Thủ tướng ký, ban hành quyết định.

3.1.2.2.2. Quyết định quản lý được ban hành khơng tính đến thời gian đủ để đảm bảo cho việc thực hiện.

Đó là trường hợp khi soạn thảo người biên soạn đã dự trù thời gian thực hiện, nhưng quá trình soạn thảo, xin ý kiến các cơ quan kéo dài, thời gian dự trù thực hiện lại không thay đổi, những người soạn thảo lại không xem kỹ trước khi trình lên cấp trên ký, ban hành.

Ví dụ: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 04/2002/CTT-TTg về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ban hành ngày 08 tháng 02 năm 2002. Điểm 1 của Chỉ thị nêu rõ: "các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tổng cơng ty nhà nước góp ý kiến bằng văn bản cho các dự thảo : Nghị định thay thế Nghị định số 44/1998/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần; Nghị định về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước; Nghị định về chính sách đối với lao động dôi dư trong sắp xếp và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước, Tổng công ty nhà nước và gửi về Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trước ngày 15 tháng 02 năm 2002". Việc

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp góp ý kiến bằng văn bản cho các dự thảo nói trên và gửi về Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trước ngày 15 tháng 02 năm 2002 là không thể thực hiện được bởi vì từ ngày ban hành chỉ thị đến ngày phải gửi về Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chỉ có bảy ngày, hơn nữa, ngày ban hành Chỉ thị nói trên là thứ sáu, tức là 27 Tết Nhâm Ngọ, các ngày: mồng chín (thứ bảy), mồng mười (chủ nhật), mười một (ba mươi Tết), mười hai (mồng một Tết), mười ba (mồng hai Tết), mười ba (mồng ba Tết), mười bốn (mồng bốn Tết) đều là những ngày nghỉ Tết. Trong bảy ngày nghỉ Tết nguyên đán, Chỉ thị này theo đường công văn bưu điện chưa chắc đã được chuyển đến đủ các

và sáu mươi mốt tỉnh, thành trong cả nước. Đến ngày 15 tháng 02 - ngày mà Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp, các địa phương góp ý kiến bằng văn bản cho các dự thảo nói trên và gửi về Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, thì các cơ quan nhà nước mới đi làm (nhiều doanh nghiệp thì chưa, vì cịn phải đi hội hè, chúc tết, thăm hỏi lẫn nhau nhân dịp năm mới), thì làm sao có đủ thời gian xem xét, đối chiếu các qui định của pháp luật, của thực tế để góp ý cho các dự thảo nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Rõ ràng đây là một u cầu khơng hợp lý, không thể nào thực hiện được.

Các quyết định không hợp lý như kể trên của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương nhiều vô kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yêu cầu đối với quyết định của các cơ quan hành chính nhà nước việt nam trong giai đoạn hiện nay luận văn ths luật (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)