Kết quả áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở gia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân - Thực tiễn tại tỉnh Yên Bái (Trang 54 - 72)

đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái từ 2011 - 2015 và nguyên nhân đạt đƣợc

Hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND tỉnh Yên Bái trong thời gian qua đã góp phần to lớn vào việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phƣơng, về cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhiệm vụ đƣợc giao, phát hiện nhanh chóng, chính xác, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân.

Theo thống kê của VKS tỉnh Yên Bái, những năm gần đây, số lƣợng tội phạm có chiều hƣớng gia tăng, số vụ án mới khởi tố năm sau tăng hơn năm trƣớc và diễn biến phức tạp trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bảng 2.1: Số vụ án, bị can khởi tố mới (vụ/bị can)

NĂM LOẠI TỘI 2011 2012 2013 2014 2015 Ma túy 178/255 177/254 205/320 182/254 148/222 Kinh tế - môi trƣờng 0 7/17 7/09 2/2 3/7 Tham nhũng – chức vụ 01/03 04/09 03/6 0 1/3 Xâm phạm sở hữu 154/160 157/231 186/257 190/243 210/236 Trật tự an toàn xã hội 196/280 130/225 147/315 148/256 146/269 Xâm phạm hoạt động tƣ pháp 2/3 0 2/2 0 1/1 Tổng số 462/707 475/736 550/907 523/762 509/738

Bảng thống kê tội phạm hình sự mới khởi tố trên địa bàn tỉnh Yên Bái mà các cơ quan tiến hành tố tụng hai cấp phải giải quyết cho thấy, trong 5 năm qua, cơ quan điều tra đã khởi tố mới tổng số 2.519 vụ/3.850 bị can, cụ thể: Năm 2011 khởi tố mới 462 vụ/707 bị can; năm 2012 khởi tố mới 475 vụ/736 bị can (tăng 13 vụ/29 bị can); năm 2013 khởi tố mới 550 vụ/907 bị can (tăng 75 vụ/171 bị can); năm 2014 khởi tố mới 523 vụ/762 bị can (giảm 27 vụ/145 bị can); năm 2015 khởi tố mới 509 vụ/738 bị can (tăng 14 vụ/24 bị can). Mặc dù số vụ vi phạm và tội phạm xảy ra qua các năm có tăng giảm thất thƣờng nhƣng tính chất và mức độ nguy hiểm tội phạm ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động, trắng trợn hơn, có sự cấu kết hình thành các băng, nhóm hoạt động có sự câu kết với các đối tƣợng nƣớc ngoài…

Theo nhận định của các cơ quan thi hành pháp luật ở tỉnh Yên Bái thì công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay gặp không ít khó khăn, hành vi thủ đoạn phạm tội rất tinh vi, xảo quyệt, khi bị phát hiện bắt giữ có thái độ chống đối nhằm để tẩu tán, tiêu hủy vật chứng, quá trình điều tra khai báo quanh co gây khó khăn cho cơ quan điều trong việc mở rộng giải quyết vụ án. Chỉ xét riêng án ma túy, với số lƣợng gần 3.000 ngƣời nghiện ma túy trên địa bàn cho thấy số án về ma túy đƣợc phát hiện, khởi tố chƣa phản ánh đúng tình hình tội phạm đang xảy ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nƣớc, nhất là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005, Kết luận 79-KL/TW của Bộ Chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm và tội phạm, Nghị quyết số 63/2013/QH ngày 27/11/2013 về tăng cƣờng đấu tranh phòng, chống tội phạm, dƣới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong những năm qua, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái đã thực hiện nhiều biện pháp tạo sự đồng bộ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lƣợng thực hành quyền công

điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”, đảm bảo việc bắt, giữ, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đúng ngƣời, đúng tội, đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp. Hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND tỉnh Yên Bái những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:

Thứ nhất, Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Yên Bái đã nâng cao trách nhiệm trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, yêu cầu điều tra, nâng cao chất lượng điều tra, truy tố các vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội.

Để nắm vững tình hình tội phạm, các đơn vị VKS cấp huyện đã đổi mới các biện pháp quản lý tố giác, tin báo về tội phạm; phối hợp chặt chẽ với CQĐT ngay từ khi tiếp nhận, phân loại, xử lý nguồn tin về tội phạm, yêu cầu khẩn trƣơng xác minh để có căn cứ quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố VAHS theo quy định tại Điều 103 BLTTHS. Thực tế cho thấy, ở nơi nào lãnh đạo VKS quan tâm sâu sát, có những quy định cụ thể, kể cả việc gắn chỉ tiêu kế hoạch công tác năm với khâu công tác này, đồng thời đề ra đƣợc các biện pháp cụ thể, thiết thực để tổ chức thực hiện và xây dựng đƣợc mối quan hệ phối hợp tốt với CQĐT thì ở đó, chất lƣợng ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra đƣợc nâng lên rõ rệt.

Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Yên Bái đã có nhiều cố gắng trong việc khắc phục tình trạng khởi tố, bắt giữ, tạm giam thiếu căn cứ, vi phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; đã thực hiện và quản lý tốt việc phê chuẩn bắt giữ, tạm giam, bảo đảm việc phê chuẩn bắt, giam có đủ căn cứ, đúng pháp luật. Tình trạng bắt, tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính đã giảm đáng kể. Nhờ phê chuẩn việc bắt giữ, tạm giam thận trọng, kiên quyết từ chối phê chuẩn bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, bắt tạm giam trong những trƣờng hợp không có căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết, VKS đã dần khắc phục đƣợc tình trạng lạm dụng bắt khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam không đúng pháp luật, bắt oan, sai; nâng cao tỷ lệ bắt giữ chuyển khởi tố hình sự.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái đã chủ động đề ra yêu cầu điều tra ngay từ khi khởi tố vụ án, đồng thời phối hợp chặt chẽ với CQĐT để thu thập đầy đủ chứng cứ vụ án, thận trọng trong đánh giá chứng cứ, hoàn chỉnh hồ sơ. Sau khi kết

thúc điều tra, để bảo đảm việc truy tố bị can có căn cứ, đúng pháp luật, VKSND tỉnh Yên Bái đã thực hiện tốt Thông tƣ liên tịch về trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Phần lớn các yêu cầu điều tra đều bám sát quá trình điều tra vụ án, có chất lƣợng và đƣợc CQĐT chấp nhận thực hiện.

Thứ hai, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, hai cấp VKS tỉnh Yên Bái luôn bám sát đường lối, chủ trương của Đảng trong chính sách hình sự, phối hợp với CQĐT phân hóa khởi tố, điều tra, xử lý tội phạm, tập trung đấu tranh với những tội phạm nguy hiểm, khoan hồng đối với những người lần đầu phạm tội, phạm tội ít nghiêm trọng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ có hiệu quả công cuộc đổi mới.

Thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về cải cách tƣ pháp, đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, VKSND tỉnh Yên Bái đã tăng cƣờng phối hợp với CQĐT trong việc phát hiện, khởi tố, điều tra để xử lý nghiêm minh các loại tội phạm nguy hiểm, giải quyết đƣợc nhiều vụ án lớn, trọng điểm về an ninh quốc gia, kinh tế, chức vụ, tham nhũng, về trật tự an toàn xã hội, ma túy; tích cực đấu tranh phòng, chống các tội phạm mới phát sinh trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, phát triển khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế.

Để có đƣờng lối xử lý tội phạm phù hợp, khắc phục tình trạng xử lý tràn lan, VKS hai cấp tỉnh Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với CQĐT để xử lý các vụ án hình sự đúng đƣờng lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, “nghiêm trị ngƣời chủ mƣu, cầm đầu, khoan hồng đối với ngƣời phạm tội lần đầu và thuộc trƣờng hợp ít nghiêm trọng”.

Đối với các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, VKS đã chú ý phân hóa đối tƣợng khi xử lý, kiên quyết yêu cầu khởi tố, điều tra đối với những đối tƣợng phản cách mạng, có âm mƣu và hành động chống phá nguy hiểm, quyết liệt hoặc vì mục đích phản cách mạng mà giết ngƣời, kích động quần chúng gây rối chính trị, vô hiệu hóa chính quyền cơ sở; không khởi tố, xử lý hình sự đối với những ngƣời bị lôi kéo, mức độ phạm tội ít nghiêm trọng, đã tự thú, khai ra đồng bọn hoặc ăn năn hối cải.

thiệt hại nghiêm trọng và làm cản trở đến việc phát triển kinh tế nhƣ buôn bán hàng cấm, kinh doanh trái phép, trốn thuế, sản xuất và buôn bán hàng giả, phục vụ có hiệu quả công cuộc đổi mới kinh tế. Xác định rõ các tiêu chí để kiên quyết khởi tố, điều tra đối với các vụ án kinh tế, tham nhũng là: 1. Giá trị tài sản bị xâm phạm lớn hoặc tuy không lớn nhƣng gây tác hại nghiêm trọng vè chính trị, kinh tế, trị an xã hội; 2. Đối tƣợng gây án liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phƣơng, móc nối với phần tử ngoài xã hội để hối lộ với tính chất nghiêm trọng, tinh vi, xảo quyệt hoặc phổ biến; 3. Bộc lộ những yếu kém nghiêm trọng, kéo dài về nhiều mặt trong quản lý tài chính, vật tƣ, quản lý lao động, thị trƣờng, quản lý trị an xã hội.

Nhìn chung, VKS đã có quan điểm công tố đúng đắn, kiên quyết xử lý nghiêm đối với những ngƣời lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tham ô, hối lộ hoặc sa đọa biến chất, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm để phạm tội; xử lý khoan hồng đối với những ngƣời vì hoàn cảnh khó khăn hoặc bị dụ dỗ, mua chuộc, phạm tội lần đầu thuộc trƣờng hợp ít nghiêm trọng, đã tự nguyện bồi thƣờng, khắc phục hậu quả thiệt hại...

Đối với loại tội xâm phạm trật tự xã hội, hàng năm, VKS đã yêu cầu khởi tố, đôn đốc điều tra đối với những ngƣời có hành vi giết nhiều ngƣời, giết ngƣời mà liền trƣớc đó hoặc ngay sau đó lại phạm tội nghiêm trọng khác nhƣ cƣớp tài sản, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em...; yêu cầu CQĐT mở rộng điều tra, tích cực truy bắt bọn lƣu manh, côn đồ, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, sử dụng vũ khí nóng để phạm tội theo kiểu “xã hội đen” và chống ngƣời thi hành công vụ. Nhờ đó, những vụ án trọng điểm về trật tự xã hội, những vụ trọng án giết ngƣời, cƣớp của, lừa đảo chiếm đoạt nhiều tỷ đồng, côn đồ hung hãn chống ngƣời thi hành công vụ... đã đƣợc tập trung điều tra, truy tố khẩn trƣơng, làm rõ đƣợc hành vi, động cơ, mục đích phạm tội, nguyên nhân dẫn đến tội phạm và những sơ hở, thiếu sót trong quản lý của các cấp, các ngành để có biện pháp khắc phục, phòng ngừa.

Đối với việc khởi tố, điều tra các vụ án về ma túy, trƣớc những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm về ma túy, VKS hai cấp đã kiên quyết yêu cầu

CQĐT khởi tố, mở rộng việc điều tra vụ án nhằm chống bỏ lọt ngƣời phạm tội; chủ động, tích cực bám sát quá trình thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ, đôn đốc CQĐT khám phá, nhanh chóng kết thúc điều tra, đƣa ra truy tố đƣợc nhiều vụ án ma túy lớn, phức tạp.

Đối với việc khởi tố, điều tra các vụ án có ngƣời chƣa thành niên phạm tội, VKS các cấp đã chú ý yêu cầu CQĐT xác định chính xác độ tuổi, khả năng nhận thức, nguyên nhân và điều kiện phạm tội để xử lý theo pháp luật; thực hiện nghiêm chủ trƣơng giáo dục là chính, chỉ khởi tố, điều tra để xử lý hình sự những ngƣời chƣa thành niên phạm tội trong trƣờng hợp nghiêm trọng theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ ba, hoạt động công tố của VKS các cấp đã từng bước khắc phục tư duy pháp lý thuần túy, bảo đảm yêu cầu chính trị, gắn với yêu cầu pháp luật trong công tác xử lý tội phạm

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trƣờng, ngày càng nảy sinh những vấn đề mới, phức tạp về quản lý kinh tế, xã hội. Để vận dụng đúng chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc khi đánh giá tính chất tội phạm và xác định tội danh, ngoài việc căn cứ vào hành vi phạm tội của bị can, VKS các cấp đã chú ý đến đặc điểm, tình hình chính trị của địa phƣơng, hoàn cảnh đƣa bị can đến phạm tội; cơ bản khắc phục tình trạng đơn thuần căn cứ vào hành vi để quy tội khách quan; đồng thời chú trọng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân. VKS các cấp đã quan tâm khắc phục những trƣờng hợp “hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế” hoặc ngƣợc lại “hành chính hóa, dân sự hóa quan hệ pháp luật hình sự”.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái còn thƣờng xuyên phối hợp chặt chẽ với CQĐT áp dụng các biện pháp để bảo vệ những ngƣời có tinh thần đấu tranh phát hiện tội phạm và ngƣời phạm tội, ngăn ngừa và xử lý những hành động trả thù, trù dập ngƣời tố giác. Đồng thời, đề xuất với cấp ủy địa phƣơng chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng chính sách và pháp luật để quần chúng tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Thông qua thực hành quyền công tố, VKS còn phát hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhiều chế định, quy định của pháp luật, góp phần quan trọng vào

việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế.

Thứ tư, hoạt động kiểm sát điều tra đã có những chuyển biến tích cực cả về nội dung và phương pháp tiến hành, cơ bản bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra, tạo cơ sở để thực hành quyền công tố đúng người, đúng tội, hạn chế xảy ra các trường hợp oan, sai.

Hoạt động kiểm sát điều tra của VKS các cấp qua mỗi năm đều có những tiến bộ nhất định, nhất là đối với những vụ trọng án, án điểm, án có ngƣời chƣa thành niên phạm tội. Nhờ đó đã phát hiện và kiến nghị CQĐT khắc phục những vi phạm tố tụng phổ biến trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam (lạm dụng bắt khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam không có căn cứ, quá thời hạn luật định); vi phạm trong việc hỏi cung (ngƣời bị bắt giam không đƣợc hỏi cung trong thời gian quy định, có trƣờng hợp bị bắt giam hàng tháng mới có bản ghi cung lần thứ nhất, mớm cung, bức cung, ghi cung không đúng lời khai của bị can mà theo ý chủ quan của cán bộ xét hỏi, hoặc không ghi biên bản hỏi cung nếu bị can chối không nhận tội, chỉ khi bị truy ép phải nhận tội mới có biên bản hỏi cung); yêu cầu CQĐT khắc phục vi phạm trong việc lập hồ sơ vụ án, vẽ sơ đồ hiện trƣờng không chính xác (nhất là các vụ tai nạn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân - Thực tiễn tại tỉnh Yên Bái (Trang 54 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)