* Thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, KSV làm công tác này tại VKSND
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công
việc có thành hay bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Nghị quyết số 08-NQ/TW xác
định: “Việc đổi mới công tác tổ chức và cán bộ là một trong những biện pháp đặc
biệt quan trọng để VKS có thể làm tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động
tư pháp” [5]. Toàn ngành Kiểm sát nhân dân đã quán triệt sâu sắc tinh thần của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, luôn rèn luyện ý thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có lập
trƣờng tƣ tƣởng vững vàng, kiên định, ra sức phấn đấu “Công minh, chính trực,
khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.
Trong giai đoạn cải cách tƣ pháp hiện nay, việc nâng cao ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức cho cán bộ, Kiểm sát viên ngành kiểm sát nói chung và khi ADPL trong thực hành quyền công ở giai đoạn điều tra các VAHS nói riêng là vấn đề cấp bách. Do đó cần phải quán triệt sâu sắc đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, từ đó cụ thể hóa bằng nhiệm vụ phù hợp với điều kiện của đơn vị mình; tổ chức các lớp học tập, nghiên cứu, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, KSV làm công tác này. Mỗi cán bộ, KSV
ngành kiểm sát phải nắm vững, nhận thức và thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của ngành, nhƣ vậy sẽ giúp cho cán bộ, KSV xác định đƣợc mối liên hệ giữa quyền hạn và trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ; buộc cán bộ, KSV phải gắn trách nhiệm của ngành, của cá nhân mình với công việc đang thực hiện. Có đƣợc những yếu tố trên sẽ giúp cho ngƣời cán bộ, KSV khi thực hiện nhiệm vụ sẽ có những đề xuất, quyết định ADPL đúng đắn.
* Bảo đảm luôn bám sát yêu cầu nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, của ngành, địa phương trong từng giai đoạn cụ thể
Thực hành quyền công tố phải luôn đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, KSV cần quán triệt sâu sắc quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng để đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ quyền tự do, dân chủ và các lợi ích hợp pháp của công dân một cách có hiệu quả. Phải luôn luôn bám sát các chỉ tiêu, kế hoạch công tác của ngành, đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phƣơng trong từng giai đoạn cụ thể.
* Bảo đảm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra của Viện trưởng VKSND đối với cán bộ, KSV
Phải đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc tập trung, lãnh đạo thống nhất trong ngành kiểm sát. Chức năng của VKSND bao trùm trên phạm vi rộng, vì thế cần tăng cƣờng công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát của Viện trƣởng đối với cán bộ, KSV trong việc thực hiện các quy định của BLTTHS và Quy chế về công tác thực hành quyền công tố. Qua đó kịp thời phát hiện những tiêu cực, sai phạm, những thiếu sót, bất hợp lý trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành để có biện pháp xử lý khắc phục hoặc kịp thời biểu dƣơng, khen thƣởng những nhân tố tích cực.
* Bảo đảm chú trọng về tổ chức, con người, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của VKSND theo phương châm tinh gọn, hiệu quả
Trƣớc yêu cầu và nhiệm vụ cải cách tƣ pháp hiện nay, VKSND cần phải đƣợc kiện toàn một cách toàn diện về cả chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và biên chế. Về tổ chức cần có sự kiện toàn theo hƣớng tinh gọn và phù hợp với các cơ quan tƣ pháp khác. Cần nâng cao năng lực chuyên môn cũng nhƣ phẩm chất đạo đức của
cán bộ, KSV để đáp ứng yêu cầu của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp. Về chức năng của ngành kiểm sát, Hiến pháp (2013) quy
định rõ tại Khoản 1 Điều 107: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố,
kiểm sát hoạt động tư pháp” [30].
Về mô hình VKSND, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 và Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, VKS và CQĐT theo Nghị quyết 49 đã xác định tổ chức hệ thống Tòa án và VKS theo cấp xét xử không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (2014) đã đổi mới hệ thống VKSND, thiết lập bốn cấp theo thẩm quyền xét xử của Toà án gồm VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng tổ chức bộ máy VKSND các cấp theo hƣớng chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu mở rộng thẩm quyền.
Nhƣ vậy, việc kiện toàn tổ chức bộ máy VKSND phải dựa trên cơ sở tiếp tục thực hiện các nội dung cải cách tƣ pháp mà nhà nƣớc ta đang tiến hành, nhằm xây dựng nền tƣ pháp dân chủ, minh bạch. Phải giải quyết tốt các yêu cầu trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm đó là không để xảy ra oan, sai, lọt tội phạm.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 của luận văn đƣợc trình bày trong 3 tiết gồm 38 trang. Tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận cơ bản nhất về hoạt động ADPL nói chung nhƣ khái niệm, đặc điểm, các giai đoạn ADPL và những vấn đề đó trong hoạt động thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND nói riêng; phân tích những vấn đề cơ quan về quyền công tố, thực hành quyền công tố. Đây là cơ sở để tác giả phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò, quy trình ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND. Tác giả cũng phân tích các yếu tố chủ quan cũng nhƣ khách quan để bảo đảm cho hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND đạt kết quả cao.
Với những nhận thức chung trên đây sẽ là cơ sở để tác giả tìm hiểu thực trạng ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND tỉnh Yên Bái trong 5 năm gần đây ở chƣơng tiếp theo.
Chương 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (TỪ NĂM 2011 - 2015)