Nhóm các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân - Thực tiễn tại tỉnh Yên Bái (Trang 108 - 120)

3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lƣợng áp dụng pháp luật

3.2.3. Nhóm các giải pháp khác

3.2.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của ngành Kiểm sát nói chung và hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái nói riêng

Nghị quyết số 08–NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị nêu rõ: “Đảng

lãnh đạo cơ quan tư pháp chặt chẽ về chính trị, tổ chức và cán bộ, bảo đảm hoạt động

tư pháp thực hiện đúng quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước” [5]. Các cơ

quan tƣ pháp hoạt động phải đúng quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nƣớc, khắc phục tình trạng cấp ủy Đảng buông lỏng lãnh đạo hoặc can thiệp không đúng vào hoạt

động tƣ pháp. Nội dung tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng với hoạt động của ngành Kiểm sát nói chung và hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND tỉnh Yên Bái nói riêng cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Đảng đề ra quan điểm chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ

máy hoạt động của VKSND; các quan điểm chỉ đạo trên cơ sở các quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình chính trị ở địa phƣơng để giải quyết một số vụ án hình sự phức tạp, nhạy cảm, có nhiều quan điểm khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Thứ hai: Đảng lãnh đạo VKSND thông qua công tác tổ chức cán bộ, công tác

quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, đề bạt, quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt của VKSND; nghiêm khắc xử lý các cán bộ thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật; nhận xét, đánh giá cán bộ và kiến nghị việc bổ nhiệm, sắp xếp những cán bộ lãnh đạo của VKS địa phƣơng.

Thứ ba: Đảng chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tƣ pháp, nhất

là các cơ quan tiến hành tố tụng cũng nhƣ chỉ đạo sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Thứ tư: Đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của

VKSND trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt động của VKSND thông qua các cấp ủy Đảng, các tổ chức cơ sở Đảng và các Đảng viên trong từng đơn vị VKS bằng các hoạt động cụ thể nhƣ: quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, sắp xếp, đề bạt, thi hành kỷ luật... Đảng lãnh đạo các VKS bằng việc kiểm tra, giám sát chấp hành Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, kịp thời phát hiện để uốn nắn các sai sót trong hoạt động của cán bộ, đảng viên. Đảng lãnh đạo, kiểm tra hoạt động của VKS trên cơ sở pháp luật, tôn trọng chức năng, quyền hạn của VKSND, tạo điều kiện để VKS hoàn thành nhiệm vụ. Các cấp ủy Đảng phải thƣờng xuyên tăng cƣờng giáo dục chính trị tƣ tƣởng, bồi dƣỡng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối, quan điểm của Đảng cho đội ngũ cán bộ, Kiểm tra viên, KSV VKSND.

3.2.3.2. Hoàn thiện cơ chế giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân đối với hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái

Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị đã nêu rõ:

Tăng cƣờng sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, của các tổ chức xã hội và của nhân dân đối với công tác tƣ pháp. Công tác giám sát của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan tƣ pháp tập trung vào việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bắt, tạm giữ, tạm giam, truy tố, xét xử, thi hành án và giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tƣ pháp... .

Hình thức giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, của Hội đồng nhân dân, Thƣờng trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, của các cơ quan ngôn luận và quần chúng nhân dân... là các hình thức giám sát tác động mạnh mẽ đến chất lƣợng của hoạt động tƣ pháp nói chung và chất lƣợng ADPL trong thực hành quyền công tố của VKSND nói riêng. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 (có hiệu lực từ 01/7/2016) là cơ sở pháp lý để Quốc hội và Hội đồng nhân dân tiến hành giám sát các hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, trong đó có hoạt động của các cơ quan tƣ pháp. Giám sát do Quốc hội thực hiện là hình thức giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc. Giám sát của Quốc hội đối với hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND đƣợc thực hiện thông qua việc chất vấn và trả lời chất vấn của Viện trƣởng VKSND tối cao về những vấn đề liên quan đến hoạt động của VKSND. Hoạt động giám sát của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu quốc hội đối với VKSND đƣợc thực hiện thông qua các chƣơng trình giám sát hàng năm hoặc đột xuất nhằm đảm bảo chất lƣợng ADPL trong thực hành quyền công tố của VKS, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng làm oan ngƣời vô tội và để lọt tội phạm. Trong

thời gian tới, việc nghiên cứu, ban hành Luật Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận sẽ tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát của các tổ chức này đối với các cơ quan tƣ pháp.

Thực tiễn hoạt động tƣ pháp trong thời gian qua cho thấy công tác giám sát đã có tác động rất lớn trong việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm cũng nhƣ bảo đảm chất lƣợng của hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Qua hoạt động giám sát, các quyết định ADPL của VKS có dấu hiệu oan, sai, thiếu tính thuyết phục, thiên lệch sẽ đƣợc phát hiện để sửa chữa hoặc hủy bỏ kịp thời nhằm hạn chế những tác hại gây ra đối với xã hội, nhờ vậy đã góp phần hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng làm oan ngƣời vô tội và để lọt tội phạm. Tuy nhiên, để hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, tổ chức xã hội và nhân dân đạt kết quả cao thì cần phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế và phƣơng thức hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp theo hƣớng tăng cƣờng đại biểu chuyên trách, nâng cao chất lƣợng đại biểu, theo đó đại biểu phải có sự chuẩn hoá về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định.

3.2.3.3. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái với các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm

Các cơ quan tiến hành tố tụng đều có quyền năng pháp lý đƣợc quy định trong pháp luật tố tụng hiện hành. Qua thực tế, do nhiều lý do khác nhau nên vẫn còn có những trƣờng hợp nhận thức, đánh giá về vụ án, vụ việc chƣa thống nhất, vẫn còn tình trạng “quyền anh, quyền tôi” trong quá trình giải quyết các VAHS.

Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị và Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ XI chỉ rõ phải “Tăng cường công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với

hoạt động điều tra”. Vì vậy, việc tăng cƣờng quan hệ phối hợp giữa VKS và CQĐT

trong việc giải quyết các VAHS là vấn đề hết sức cần thiết, cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục. Để công tác phối kết hợp đạt kết quả tốt, các cơ quan tƣ pháp nói chung, VKS và CQĐT nói riêng phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:

chế cần đƣợc xây dựng chi tiết, cụ thể các tình huống, các bƣớc xử lý trong quá trình điều tra các vụ án hình sự.

- Về nguyên tắc, trong quan hệ giữa CQĐT và VKS thì các Điều tra viên là đối tƣợng phải chấp hành các yêu cầu của KSV. Tuy nhiên, để đi đến kết quả là điều tra làm rõ và xử lý kịp thời, chính xác VAHS, không oan, sai, lọt tội phạm thì giữa ĐTV và KSV phải có sự phối kết hợp chặt chẽ; các yêu cầu của KSV (nhất là yêu cầu điều tra) phải đƣợc ĐTV chấp hành triệt để, ngƣợc lại, các yêu cầu, đề nghị của KSV cũng phải có căn cứ và xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án cũng nhƣ tính khả thi của yêu cầu, đề nghị đó.

- VKS và CQĐT phải thƣờng xuyên giao ban để tháo gỡ những vƣớng mắc trong việc giải quyết án đồng thời định kỳ tiến hành họp giao ban liên ngành với các cơ quan tƣ pháp để tìm biện pháp thúc đẩy tiến độ giải quyết án hình sự; giải quyết những vƣớng mắc, những đề xuất kiến nghị của từng ngành; xác định những vụ án trọng điểm nhằm đảm bảo phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng.

- VKS và CQĐT cần thƣờng xuyên phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo chuyên đề về lĩnh vực giải quyết án hình sự để các KSV, Điều tra viên nắm chắc các thao tác nghiệp vụ và phát huy đƣợc khả năng, năng lực của mình; thông qua đó trao dồi kiến thức pháp lý và kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự.

- Tăng cƣờng hơn nữa mối quan hệ, phối hợp với các cơ quan báo chí và công luận của Trung ƣơng cũng nhƣ địa phƣơng trong việc tuyên truyền hoạt động ADPL và kết quả hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND, từ đó phát huy vai trò của cơ quan báo chí trong việc phát hiện, đƣa tin về vi phạm, tội phạm để đƣa ra xử lý trƣớc pháp luật, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phƣơng.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 của luận văn đƣợc trình bày trong 2 tiết gồm 25 trang. Trên cơ sở đánh giá một cách khách quan, toàn diện những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những tồn tại, hạn chế trong hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND tỉnh Yên Bái những năm gần đây và trƣớc yêu cầu khách quan của cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm, tác giả đã nêu ra phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra. Từ đó, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp và các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lƣợng của hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND tỉnh Yên Bái để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tƣ pháp ở nƣớc ta hiện nay.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc luôn xác định chức năng, nhiệm vụ của VKSND là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn để tác giả tiếp cận, nghiên cứu về vấn đề ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND tỉnh Yên Bái hiện nay.

Hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của ngành Kiểm sát nhân dân nói chung và của VKSND tỉnh Yên Bái nói riêng đã đạt đƣợc những thành tích đáng kể, góp phần ổn định chính trị, bảo vệ tài sản của Nhà nƣớc, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân. Bên cạnh đó, hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các VAHS vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, phần nào chƣa kiểm soát đƣợc tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của cải cách tƣ pháp đặt ra.

Để góp phần khắc phục tình trạng trên và bảo đảm chất lƣợng hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND tỉnh Yên Bái, tác giả đã sử dụng, kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh… để đánh giá thực trạng của hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các VAHS tại địa phƣơng. Từ đó, tác giả đƣa ra một số giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao chất lƣợng áp dụng pháp luật của VKSND tỉnh Yên Bái, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cải cách tƣ pháp hiện nay.

Cụ thể, luận văn tập trung vào các vấn đề sau:

Phân tích làm rõ những cơ sở lý luận và quan điểm về về quyền công tố, thực hành quyền công tố của VKSND; ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các VAHS của VKSND. Bên cạnh đó luận văn cũng tập trung phân tích làm rõ nội dung, quy trình ADPL, xác định những yếu tố bảo đảm ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các VAHS của VKSND.

Phân tích thực trạng ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các VAHS tại địa phƣơng những năm qua, tác giả phân tích đánh giá những kết

quả đạt đƣợc và những mặt còn hạn chế, yếu kém của hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND tỉnh Yên Bái, nguyên nhân của những kết quả và những tồn tại, hạn chế.

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra VAHS của địa phƣơng, tác giả đã đề xuất các phƣơng hƣớng nhằm nâng cao chất lƣợng ADPL, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm và đƣa ra một số giải pháp cơ bản. Đó là những giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật và giải thích pháp luật, hoàn thiện tổ chức đối với ngành Kiểm sát và những giải pháp về bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm sát.

Kết quả đạt đƣợc trong luận văn là sự nỗ lực, cố gắng của bản thân; sự giúp đỡ của thầy, cô, bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy hƣớng dẫn luận văn này. Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu và khả năng của bản thân nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tác giả mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tƣ pháp (1999), Từ điển Luật học, Nxb Tƣ pháp, Nxb Từ điển Bách khoa,

Hà Nội.

2. Lê Cảm (2003), “Những vấn đề về lý luận cấp bách về cải cách tƣ pháp cần đƣợc

triển khai nghiên cứu trong khoa học pháp lý Việt Nam hiện nay”, Kiểm sát (7).

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, Nxb Sự thật, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002

của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời

gian tới, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ

Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

đến năm 2010, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TWngày 02/6 của Bộ

Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân - Thực tiễn tại tỉnh Yên Bái (Trang 108 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)