Tình hình dư nợ phân theo đồn thể.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện An Lão (Trang 45 - 48)

Hiện nay Phòng giao dịch NHCSXH huyện An Lão thực hiện cho vay tới hộ nghèo thông qua cho vay uỷ thác qua các hội đoàn thể. Trong các hội đoàn thể lại thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn. Các hộ nghèo muốn vay vốn thì phải thơng qua các tổ và hội đồn thể trực thuộc. Tìm hiểu tình hình dư nợ phân theo hội đồn thể sẽ cho biết vai trị, trách nhiệm và sự tích cực của các hội đồn thể trong cơng cuộc xố đói giảm nghèo. Từ đó tìm ra những giải pháp nâng cao vai trị của các hơi đồn thể, giảm bớt gánh nặng cho ngân hàng. Đồng thời cũng tìm ra được những giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo vay vốn. Vì các hội đoàn thể là người hiểu rõ nhất về các hộ nghèo. Sự hoạt động tích cực của các hội đồn thể sẽ giúp cho ngân hàng cho vay đúng đối tượng, giảm bớt được các khâu kiểm tra. Hiện nay Phòng giao dịch NHCSXH huyện An Lão đang thực hiện cho vay tới hộ nghèo thơng qua 4 hội đồn thể là hội Phụ nữ, hội Nơng dân, Đồn thanh niên, hội Cựu chiến binh. Tình hình dư nợ phân theo các hội đồn thể qua các năm của Phòng giao dịch NHCSXH huyện An Lão như sau:

Bảng 5: Dư nợ của Phòng giao dịch NHCSXH huyện An Lão phân theo hội đoàn thể

Đơn vị: triệu đồng Tổ chức đoàn thể 2013 2014 2015 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọn g Số tiền Tỷ trọn g Số tiền Tỷ trọn g 2014- 2013 2015- 2014 Hội Phụ nữ 53.276 54,0 80.198 52,6 91.546 52,5 26.922 11.348 Hội nông dân 28.908 29,3 45.740 30,0 54.054 31,0 16.832 8.314 Hội cựu chiến

binh 13.516 13,7 20.430 13,4 22.842 13,1 6.914 2.412 Đoàn thanh niên 2.960 3,0 6.100 4,0 5.930 3,4 3.140 -170

Tổng 98.660 100,0 152.468 100,0 174.372 100,0 53.808 21.904

(Nguồn: Phịng giao dịch NHCSXH huyện An Lão)

Nhìn vào bảng 5, ta thấy hầu hết số dư nợ của các hội đều tăng lên qua các năm, điều này đã chứng tỏ sự hoạt động tích cực của các hội trong việc liên kết với ngân hàng trong hoạt động cho vay xố đói giảm nghèo, góp một phần quan trọng khơng thể thiếu trong cơng cuộc xố đói giảm nghèo của huyện An Lão. Số dư nợ cho vay thông qua các hội đồn thể tăng lên cũng chứng tỏ số vốn củaPhịng giao dịch NHCSXH huyện An Lão dành cho hoạt động tín dụng xố đói giảm nghèo đã tăng lên, đó là nhờ sự quan tâm của Chính phủ, của thành phố Hải Phịng cũng như sự tích cực trong cơng tác huy động vốn của ngân hàng, sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân đối với cơng cuộc xố đói giảm nghèo.

Tại thành phố Hải Phịng nói chung và huyện An Lão nói riêng, hội Phụ nữ và hội Nơng dân là hai hội lớn nhất, hoạt động rộng nhất, tiếp xúc với người dân, hiểu người dân nhiều nhất, Hải Phịng là thành phố đơ thị loại I, nhưng toàn thành phố có 8 huyện nơng thơn ngoại thành với ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; huyện An Lão là 1 huyện ngoại thành với ngành nghề chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp nên vai trị của hội Phụ nữ, hội nông dân ở đây lại càng quan trọng. Với vị trí và vai trị quan trọng đó dư nợ hộ nghèo thơng qua hai hội này bao giờ cũng lớn nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2013, dư nợ thông qua hội Phụ nữ là 53.276 triệu đồng chiếm 54%, hội Nông dân là 28.908 triệu đồng chiếm 29,3%, hội Cựu chiến binh là 13.516 triệu đồng chiếm 13,7%, còn lại là đồn thanh niên với tỷ trọng khơng đáng kể.

Đến năm 2014 thì hội Phụ nữ và hội Nơng dân mặc dù có sự suy giảm chút ít về mặt số lượng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, điều này không phải là do hội này suy giảm về số dư nợ mà là do số dư nợ của các hội khác được tăng lên, nên tỷ trọng dư nợ của các hội khác cũng tăng lên đáng kể. Đặc biệt là số dư nợ thơng qua đồn thanh niên đã tăng lên so với năm trước, điều này cho thấy đoàn thanh niên đã hoạt động tích cực hơn trong lĩnh vực này, thu hút được nhiều người tham gia vay vốn.

Năm 2015, số dư nợ thông qua các hội vẫn tiếp tục tăng lên, tuy nhiên dư nợ tăng lên không đáng kể. Nguyên nhân một phần là do dư nợ tại hai thị trấn và một số xã giảm dần do các hộ vay vốn cũ đã thốt nghèo, các hộ mới khơng có nhu cầu vay thêm.

Từ thực trạng này ngân hàng cần tiếp tục nâng cao nguồn vốn cho vay, tạo điều kiện cho các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, tích cực phối hợp với các hội đoàn thể để sao cho vốn đến được với nhiều hộ nghèo có nhu cầu. Các hội đồn thể cũng cần tham gia tích cực vào hoạt động này, cần tìm hiểu cuộc sống và tăng cường công tác tiếp xúc với các hội viên để biết được yêu cầu, nguyện vọng

của các hội viên cũng như năng lực của các hội viên, để đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các hội viên thực sự có năng lực sử dụng vốn, đúng đối tượng, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của các hội viên để vốn vay ln được sử dụng đúng mục đích và thực sự hiệu quả; đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Sự kết hợp hoạt động giữa ngân hàng với các hội đoàn thể sẽ tạo điều kiện cho nhiều hộ nghèo có nhu cầu về vốn có thể vay được vốn và từ đó họ có thể thốt nghèo.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện An Lão (Trang 45 - 48)