Chính quyền cơ sở ở Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 36 - 39)

1.1 .Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của chính quyền xã

1.5 Mô hình tổ chức bộ máy chính quyền cơ sở ở một số nƣớc trên thế giới

1.5.2 Chính quyền cơ sở ở Nhật Bản

Luật chính quyền địa phương Nhật Bản quy định rằng đơn vị cơ sở của chính quyền địa phương là tỉnh, thành phố. Chính quyền địa phương Nhật Bản dựa trên một hệ thống được đưa vào bởi chính quyền quốc gia như một phần của đầu máy để hiện đại hóa đất nước vào những thời điểm cuối cùng của thế kỷ. Chính quyền địa phương được chia thành hai cấp: cấp tỉnh phụ trách khu vực rộng lớn hơn và thành phố cung cấp các dịch vụ địa phương. 47 tỉnh của Nhật Bản được sắp xếp về dân số từ Tokyo – To với hơn 12 triệu dân đến Tottori-Ken với hơn 600.000 dân, từ vùng Hokkaido với hơn 80.000km2 đến Kagawa-Ken với dưới 2000km2. Các Thị xã từ thành phố Yakohama-shi với dân số khoảng 3.5 triệu đến làng Aogashima-mura ở Tokyo với 200 người dân, Takayama-shi tại tỉnh Gifu có 2,177km2

so với Kocchi khoảng 1.64km2

.

Luật chính quyền địa phương chia trách nhiệm cung cấp dịch vụ cho công dân Nhật Bản cho các tỉnh và thành phố. Các tỉnh chủ yếu cung cấp các dịch vụ trong vùng, các thành phố cung cấp các dịch vụ trực tiếp tại địa phương. Một chính quyền địa phương thông thường gồm có Ban hành pháp và Ban lập pháp (hội đồng được bầu chọn) xác định ngân sách, ban hành pháp chế tại địa phương và đưa ra các quyết định về chính sách. Ban chấp hành thực thi các chính sách theo pháp luật quy định, Ban điều hành bao gồm Thống đốc/Thị trưởng và ủy viên Ban chấp hành. Chính quyền địa phương dựa trên hệ thống tổng thống, tại

đó Thống đốc/Thị trưởng và các ủy viên hộ đồng được bầu trực tiếp và thực hiện chức năng trên nguyên tắc phân chia quyền lực và kiểm tra nội bộ, cân bằng để bảo đảm hành chính địa phương dân chủ.

Thống đốc và Thị trưởng: Đại diện cho Ban chấp hành của chính quyền địa phương là Thống đốc (tỉnh) hoặc Thị trưởng (thành phố) được bầu nhiệm kỳ 4 năm, chịu trách nhiệm đảm bảo toàn bộ các chức năng và dịch vụ của chính quyền địa phương phải nhất quán và được trao thẩm quyền đại diện cho địa phương với bên ngoài.

Phòng Kế toán Phòng Phúc lợi xã hội Thủ quỹ Phòng kế toán tài chính Phòng phúc lợi xã hội và y tế cộng đồng Phòng Môi trường Phòng Xây dựng - Ban Giáo dục

- Ủy ban bầu cử - Ủy ban bình đẳng - Ban Kiểm toán - Ủy ban nông nghiệp

- Ủy ban kiểm tra - Ban đánh giá tài sản cố định

Thị trưởng Phó Thị trưởng Phòng tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)