Thực trạng về tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 52 - 59)

1.1 .Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của chính quyền xã

2.1 Một số đặc điểm của Thủ đô Hà Nội

2.2.1 Thực trạng về tổ chức

2.2.1.1 Thực trạng về tổ chức bộ máy chính quyền xã ở Thành phố Hà Nội

Hà Nội có 29 đơn vị hành chính (10 quận, 18 huyện và 01 thị xã) chia thành 577 đơn vị hành chính cấp cơ sở, bao gồm 408 xã, 147 phường và 22 thị trấn.

Theo Báo cáo đánh giá tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Thành phố nhiệm kỳ 2004-2011, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã đầu nhiệm kỳ là 14.067 người, tính đến thời điểm này còn lại 14.040 đại biểu (trừ đi số đại biểu đã được cho thôi làm nhiệm vụ, miễn nhiệm). Tổng thành viên Uỷ ban nhân dân cấp xã là 2148 người.

Thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Thông tư liên tịch số 03/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định 92 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 57/2010/QĐ-UBND ngày 17/12/2010 quy định số lượng, chức danh, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thuộc Thành phố Hà Nội; đồng thời, liên Sở Nội vụ, Tài

chính, Lao động- Thương binh & Xã hội ban hành Hướng dẫn 76/HDLS-NV- TC-LĐTB&XH hướng dẫn thực hiện Quyết định 57 của UBND Thành phố. Theo đó, số lượng cán bộ, công chức được phân loại như sau (bao gồm cả những cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động về công tác tại cấp xã):

- Đối với xã, phường, thị trấn loại 1: số lượng cán bộ công chức tối đa 25 người.

- Đối với xã, phường, thị trấn loại 2: số lượng cán bộ công chức tối đa 23 người.

- Đối với xã, phường, thị trấn loại 3: số lượng cán bộ công chức tối đa 21 người. Đối với cán bộ xã có các chức vụ: 1- Bí thư Đảng uỷ 2- Phó bí thư Đảng uỷ 3- Chủ tịch HĐND 4- Phó chủ tịch HĐND 5- Chủ tịch UBND 6- Phó chủ tịch UBND

7- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 8- Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ 9- Chủ tịch Hội Nông dân

10- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

11- Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Công chức cấp xã có các chức danh:

1. Chỉ huy trưởng quân sự

2. Trưởng Công an (nơi có tổ chức lực lượng công an chính quy) 3. Văn phòng- Thống kê

4. Tư pháp- Hộ tịch 5. Tài chính- Kế toán

6. Địa chính- nông nghiệp- xây dựng và môi trường (đối với xã) 7. Văn hoá- xã hội

Trong đó, chức danh văn hoá- xã hội bố trí 02 công chức (1 làm công tác văn hoá và 1 làm công tác lao động- thương binh và xã hội); chức danh địa chính- nông nghiệp- xây dựng và môi trường bố trí 02 công chức (1 làm đảm nhiệm nhiệm vụ địa chính và 1 đảm nhận nhiệm vụ về lĩnh vực nông nghiệp- xây dựng (nông thôn mới)- môi trường; chức danh văn phòng- thống kê bố trí 02 công chức đảm bảo có người thường trực làm công tác tiếp nhận hồ sơ hành chính ở bộ phận “một cửa”. Số công chức còn lại được bố trí phù hợp theo yêu cầu nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ, công chức hiện có của cấp xã theo hướng ưu tiên bố trí thêm cho các chức danh: tư pháp- hộ tịch, văn phòng- thống kê, tài chính- kế toán.

Hàng năm, Uỷ ban nhân dân quận, huyện xây dựng kế hoạch biên chế cán bộ, công chức xã dự kiến cho năm sau gửi Sở Nội vụ để thẩm định, tổng hợp trình Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định. Việc tuyển dụng, bổ nhiệm, bố trí, sắp xếp đội ngũ công chức xã do Uỷ ban nhân dân huyện quyết định theo kế hoạch của Uỷ ban nhân dân Thành phố và hướng dẫn của Sở Nội vụ.

Cấp xã gồm 3 loại hình: xã, phường, thị trấn. Ba loại hình này có những khác biệt căn bản trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hoá, truyền thống, quan hệ dân cư. Theo yêu cầu cải cách hành chính, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Nghị định của Chính phủ chưa thể hiện được sự phân biệt khác nhau giữa xã, phường, thị trấn cả về khối lượng công việc và nguyên tắc quản lý để có chế độ chính sách cán bộ với từng mô hình quản lý hành chính.

2.2.1.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ chính quyền xã ở Thành phố Hà Nội

*Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức xã

Chế độ tiền lương: Cán bộ xã chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hoặc có trình độ đào tạo sơ cấp vẫn hưởng lương chức vụ theo hai bậc như hiện tại (theo điểm a, khoản 1 Điều 5 Nghị định 92 của Chính phủ); Cán bộ xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 ban hành kèm theo Nghị định 2004/2004/NĐ/CP; Công chức xã thực hiện xếp lương theo quy định tại Điều 3, Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH (nếu được cơ quan có thẩm quyền cử đi học, có sự thay đổi bằng cấp chuyên môn phù hợp với vị trí công chức đang đảm nhận kể từ thời điểm ngày 01/11/2003 được xếo lương theo bằng cấp chuyên môn mới kể từ ngày cấp bằng, được truy lĩnh tiền lương, truy thu bảo hiểm xã hội nếu có); Cán bộ, công chức xã đã được xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính được thực hiện việc nâng bậc lương theo quy định tại Điều 5, Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC- BLĐTB&XH; Chức danh Thường trực Đảng uỷ tại những nơi không có Phó Bí thư Đảng uỷ chuyên trách công tác đảng được áp dụng chế độ, chính sách như Phó Bí thư Đảng uỷ chuyên trách công tác đảng.; Uỷ viên Uỷ ban nhân dân xã không phải là công chức xã đang hưởng lương theo chức danh Uỷ viên uỷ ban nhân dân xã được bảo lưu hệ số lương hiện hưởng từ 01/01/2010 đến hết tháng 4/2011 (hết nhiệm kỳ của Uỷ ban nhân dân xã). Từ nhiệm kỳ tiếp theo thôi không hưởng chế độ đối với cán bộ, công chức xã theo quy định. Trường hợp trong thời gian chưa hết nhiệm kỳ có đủ tiêu chuẩn và được chuyển công tác khác thì được xếp lương theo công việc mới, thôi bảo lưu hệ số lương nêu trên.

Chế độ phụ cấp: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính xã thực hiện như quy định tại khoảng 1,2,3 Điều 6 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC- BLĐTB&XH; Phụ cấp kiêm nhiệm: cán bộ xã kiêm nhiệm chức danh khác

(kể cả trường hợp Bí thư Đảng uỷ đồng thời là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân) mà giảm được 01 biên chế trong số lượng cán bộ, công chức được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm; Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng.

Chế độ bảo hiểm: Cán bộ xã quy định tại điểm a,b khoảng 1 Điều 5, công chức xã quy định tại khoản 2 Điều 5 và cán bộ, công chức xã quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 92 của Chính phủ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, chức danh thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định 152/2006/NĐ-CP và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định 62/2009/NĐ-CP; Cán bộ, công chức xã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm (kể cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó nếu có), khi nghỉ việc (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, nếu có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu hàng tháng.

* Đánh giá số lƣợng, chất lƣợng, trình độ cán bộ xã

Theo thống kê về số lượng, chất lượng, trình độ cán bộ cấp xã của Sở Nội vụ tính đến tháng 5/2010:

- Tổng số chức danh cấp xã: 10.545 người (trong đó số lượng cán bộ chuyên trách là 10.459, kiêm nhiệm là 86).

- Độ tuổi: Dưới 45 tuổi: 4.946 cán bộ Trên 45: 5.599 cán bộ.

- Trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 2.808 cán bộ

- Quản lý nhà nước: Đã học: 5.430 cán bộ Chưa học: 5.115

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Sơ cấp: 784 cán bộ Trung cấp: 3.488 cán bộ Cao đẳng: 803 cán bộ Đại học: 3.344 cán bộ

Chưa đủ tiêu chuẩn: 2.126 cán bộ

* Đối với chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã:

- Tổng số: 548 cán bộ (trong đó chuyên trách 242, kiêm nhiệm 306) - Độ tuổi: Dưới 45: 90 cán bộ

Trên 45: 458 cán bộ.

- Trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 37 cán bộ

Trung cấp trở lên: 478 cán bộ Chưa đủ tiêu chuẩn: 33 cán bộ. - Quản lý nhà nước: Đã học: 402 cán bộ

Chưa học: 146 cán bộ

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Sơ cấp: 29 cán bộ Trung cấp: 166 cán bộ Cao đẳng: 44 cán bộ Đại học: 182 cán bộ

Chưa đủ tiêu chuẩn: 127 cán bộ.

* Đối với chức danh Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã:

- Tổng số: 572 cán bộ (trong đó chuyên trách 509, kiêm nhiệm 63) - Độ tuổi: Dưới 45: 154 cán bộ

Trên 45: 418 cán bộ.

- Trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 35 cán bộ

Trung cấp trở lên: 523 cán bộ Chưa đủ tiêu chuẩn: 14 cán bộ.

- Quản lý nhà nước: Đã học: 480 cán bộ Chưa học: 92

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Sơ cấp: 33 cán bộ Trung cấp: 137 cán bộ Cao đẳng: 39 cán bộ Đại học: 272 cán bộ

Chưa đủ tiêu chuẩn: 91 cán bộ. Căn cứ thống kê đánh giá thực trạng cán bộ xã của 19 huyện, thị xã Hà Nội (tính đến tháng 5/2010) cho thấy:

- Tổng số cán bộ xã (kể cả hợp đồng lao động): 6.133 cán bộ Số công chức xã: 4.214 cán bộ

Số chức danh công chức xã còn thiếu: 473 Tỷ lệ cán bộ công chức xã đạt chuẩn: 76,44% - Trong số 4.214 công chức xã có:

+ Độ tuổi: Dưới 40 tuổi: 2.115 cán bộ Từ 41- 50 tuổi: 1.463 cán bộ Từ 51- 60 tuổi: 636 cán bộ

+ Trình độ văn hoá: Trung học phổ thông: 3.580 cán bộ Trung học cơ sở: 634 cán bộ

+ Trình độ chuyên môn:

Đại học trở lên: 1.437 cán bộ Cao đẳng: 270 cán bộ

Trung cấp: 1.685 cán bộ

Chưa qua đào tạo: 683 cán bộ. + Trình độ lý luận: Cao cấp: 1.216 cán bộ

Trung cấp: 1.248 cán bộ Sơ cấp: 1.248 cán bộ

Chưa qua đào tạo: 1.712 cán bộ.

dân làng, có lợi ích và quan hệ gắn bó với làng xã về mọi mặt kinh tế, văn hoá, tình cảm, đời sống sinh hoạt...

Thành phố Hà Nội đã ban hành Đề án 16 về nâng cao năng lực chính quyền cơ sở. Trong nhiệm kỳ, Thành phố đã tổ chức các hội nghị cán bộ chủ chốt của 577 xã, phường, thị trấn để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, đội ngũ cán bộ xã ở Hà Nội đã có những chuyển biến kịp thời, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của quá trình đổi mới; trong thực thi nhiệm vụ đã năng động sáng tạo hơn; tư tưởng bao cấp, tác phong thụ động từng bước được khắc phục, từ đó tạo ra sức làm việc mới, đóng vai trò tích cực trong cải cách hành chính của tỉnh nói chung. Trong đó đáng kể là những tiến bộ về tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân, các thủ tục hành chính, đặc biệt thực thi nhiệm vụ đã dần dần dựa trên cơ sở pháp luật. Tình trạng chủ quan tuỳ tiện cửa quyền đã giảm.

Đội ngũ cán bộ xã ở Hà Nội đã được nâng cao một bước rõ rệt về nhận thức, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý. Cán bộ chính quyền xã điều hành công việc nhanh nhạy, có hiệu quả hơn trước; làm việc nhiệt tình, tận tụy, có ý thức trách nhiệm với công việc được giao.

Tuy được nâng cao một bước rõ rệt về nhận thức và trình độ, nhưng năng lực và nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chính quyền xã còn có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế mới, yêu cầu của cải cách hành chính, yêu cầu của sự phát triển Thủ đô, đất nước. Do đó còn nhiều lúng túng và sơ hở trong quản lý, nhất là quản lý nhà nước. Trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội vẫn còn không ít cán bộ chính quyền xử lý giải quyết công việc theo ý muốn chủ quan hoặc vi phạm pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách vô thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)