1.1 .Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của chính quyền xã
3.3 Giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ở Hà Nội
3.3.2 Giải pháp đổi mới hoạt động
- Đối với HĐND
+ Nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND. Kỳ họp HĐND xã hiện nay được thực hiện còn đơn giản, thời gian ít (thường chỉ 1 buổi hoặc 1 ngày), trong khi đó một năm họp 2 kỳ. Vì vậy, cần tăng cả số lượng kỳ họp trong năm và thời gian họp mỗi kỳ. HĐND nên hoạt động thường xuyên hơn, bởi việc triệu tập đại biểu HĐND trong xã đơn giản, vấn đề cần giải quyết lại rất cụ thể, phát sinh thường xuyên. HĐND xã có thể họp hàng tháng, mỗi tháng 1 ngày là phù hợp.
+ Tăng cường hiệu quả và chất lượng hoạt động giám sát của HĐND thông qua việc bám sát cơ sở, tăng cường tiếp xúc với cử tri và nhân dân địa phương; thông qua việc chất vấn tại các kỳ họp để có thể truyền tải được mong muốn, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Để đạt được hiệu quả đó, kỳ họp HĐND xã phải thực sự dân chủ, thẳng thắn, không ngại nhìn thẳng vào sự thật; đại biểu HĐND phải là những người có tinh thần dám nói, dám đấu tranh vì công bằng của người dân địa phương.
- Đối với UBND
+ Nâng cao chất lượng hoạt động của UBND trong việc tổ chức điều hành: Các kỳ họp của UBND phải đề ra được các biện pháp hữu hiệu trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết HĐND, các quyết định đưa ra phải sát, đúng thực tế, không trái pháp luật, và phải đảm bảo đủ các điều kiện thực hiện được. Hoạt động của chủ tịch, phó chủ tịch UBND phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo luật định.
- Cần xây dựng quy chế hoạt động của HĐND, UBND rõ ràng, làm căn cứ để hoạt động. Cụ thể là:
+ Quy chế hoạt động của HĐND: Ngoài những quy định chung về hoạt động của HĐND theo luật định và quy chế hoạt động của HĐND do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành thì các xã cần xây dựng quy chế hoạt động riêng cho HĐND địa phương mình như các lĩnh vực quyết định vấn đề quan trọng, giám sát.
+ Quy chế làm việc của UBND: Chính phủ đã ban hành quy chế làm việc mẫu của UBND, trên cơ sở đó, các xã xây dựng quy chế làm việc riêng, trong đó xác định chức năng, nhiệm vụ của HĐND, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tịch, phó chủ tịch UBND, chức năng nhiệm vụ của từng uỷ viên UBND.
+ Quy chế tổ chức tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu kiện, đề nghị của nhân dân để vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đề cao
trách nhiệm chính quyền cấp xã đối với dân. Thực hiện tốt quy chế này, người dân càng ngày càng tin tưởng vào chính quyền xã, tránh tình trạng đơn thư vượt cấp, khiếu nại đông người, phức tạp.
+ Quy chế quản lý tài chính: Vấn đề tài chính luôn là nguyên nhân của tham nhũng, tham ô, vì vậy cần có quy chế sử dụng tài chính minh bạch. Quy chế quy định cụ thể vấn đề thu - chi ngân sách xã, vấn đề huy động đóng góp của dân cho xây dựng cơ bản, vấn đề quản lý các quỹ do dân đóng góp để xây dựng kiến thiết thôn, xóm.
+ Quy chế phối hợp giữa các cơ quan ở địa phương như phối hợp giữa cấp ủy đảng – HĐND- UBND- Mặt trận tổ quốc …
+ Quy chế quản lý điều hành lực lượng an ninh, quy chế quản lý xây dựng cơ bản, quy chế quản lý đất, sử dụng công trình thủy lợi, quy chế nếp sống văn minh …