1.1 .Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của chính quyền xã
3.2 Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ở Thành
Thành phố Hà Nội.
3.2.1 Phải nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của chính quyền xã trong hệ thống đơn vị hành chính nhà nước nói chung và trong hệ thống trong hệ thống đơn vị hành chính nhà nước nói chung và trong hệ thống chính quyền của Thủ đô Hà Nội nói riêng.
Trong hệ thống bộ máy chính quyền Nhà nước Việt Nam nói chung và chính quyền Thủ đô nói riêng phải đặc biệt chú trọng đến chính quyền xã, bởi vị trí vai trò của nó trong thực hiện quyền lực Nhà nước và là cấp chính quyền cơ bản có ý nghĩa chiến lược giải quyết mối quan hệ trực tiếp giữa Nhà nước với nhân dân. Vì vậy cần xác định rõ vị trí vai trò của chính quyền xã cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Bởi vì một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình cải cách chính quyền xã còn chậm và hoạt động của chính quyền xã còn nhiều yếu kém khuyết điểm chính là vì chưa thấy hết vị trí vai trò quan trọng của chính quyền cấp xã trong nền hành chính nhà nước cũng như thực thi dân chủ ở cơ sở.
Vị trí vai trò của chính quyền xã được xác định dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn sau đây:
- Một là, chính quyền xã là gốc, là cấp có số lượng đơn vị lớn nhất trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Như vậy nếu cấp Trung ương, cấp Thành phố, cấp huyện có sự đổi mới mà cấp xã không được đổi mới đồng bộ thì chẳng những ảnh hưởng đến đổi mới nền hành chính nói chung mà còn hạn chế hiệu lực hiệu quả của đổi mới ở Trung ương, Thành phố, huyện sẽ không phát huy hết tác dụng của nó, thậm chí không có ý nghĩa.
- Hai là, chính quyền xã là khâu cuối cùng trong tổ chức thực hiện đường lối chính sách pháp luật, đưa đường lối chính sách pháp luật vào cuộc sống trở thành hiện thực. Đường lối chủ trương chính sách pháp luật dù có đúng, có hay đến đâu nhưng không được tổ chức thực hiện tốt ở cấp cơ sở thì cũng chỉ nằm trên giấy. Nhân dân cũng thường đánh giá bộ máy nhà nước
hoạt động hiệu lực, hiệu quả ra sao thông qua hoạt động của chính quyền cơ sở, chính quyền gần dân nhất, sát dân nhất, tác động vào cuộc sống hàng ngày của người dân.
- Ba là, nguồn gốc sức mạnh hiệu lực hiệu quả của Nhà nước ta là ở chỗ nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Ngoài việc nhân dân sử dụng hình thức dân chủ trực tiếp qua việc bầu đại biểu dân cử các cấp thì đối với cấp huyện, Thành phố và trung ương, người dân khó sử dụng được quyền dân chủ trực tiếp mà thường thông qua các cơ quan dân cử, đại diện cho mình. Trong khi đó, ở xã mà quan trọng nhất là ở các đơn vị xã, người dân có khả năng, điều kiện để thực hiện quyền dân chủ trực tiếp. Cơ sở làng xã chính là địa bàn lý tưởng để thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" một cách đơn giản nhất, song lại dễ làm, dễ nhận biết và kiểm tra. Vì vậy, đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền cơ sở đi đối với thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, nghiên cứu đổi mới theo mô hình chính quyền tự quản ở cơ sở.
- Bốn là gắn đổi mới tổ chức chính quyền xã với đổi mới chung của Thủ đô và cả nước. Hiện nay, chúng ta đang thí điểm không tổ chức HĐND phường trên 10 tỉnh, thành phố, vừa qua, Chính phủ cũng đã dự định trình Quốc hội cho thí điểm dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND xã, đây là những định hướng quan trọng khi nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ở Hà Nội.
- Năm là số lượng đơn vị hành chính xã ở Hà Nội rất lớn, địa bàn rộng, có cả đô thị, nông thôn, miền núi, người dân tộc, vì vậy, việc đổi mới tổ chức chính quyền xã ở Hà Nội phải tính đến các yếu tố đặc thù này, không có mô hình chung cho tất cả các đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn ở mọi huyện,quận.
Nhận thức đúng đắn vai trò vị trí của chính quyền xã sẽ góp phần tạo nên động lực mới thúc đẩy quá trình cải cách, đổi mới bộ phận quan trọng này của nền hành chính nhà nước, đảm bảo người dân có thực quyền.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn trên, cần xác định cải cách tổ chức hoạt động của chính quyền xã đối với Thủ đô Hà Nội đang trở thành yêu cầu cấp bách. Nếu cải cách nền hành chính nhà nước là trọng tâm của quá trình đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước trong những năm trước mắt và cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá trong cải cách thể chế hành chính thì trong cải cách hệ thống hành chính phải coi kiện toàn chính quyền cấp xã, vừa là trọng tâm vừa là khâu đột phá. Trên cơ sở thống nhất nhận thức như vậy mới có động lực quyết tâm và bước đi thích hợp, tránh được tình trạng đánh trống bỏ dùi, làm chắp vá tùy tiện.
3.2.2 Cần phân biệt sự khác nhau giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn. quyền nông thôn.
Theo địa vị pháp lý thì vị trí vai trò của chính quyền xã, thị trấn và phường là giống nhau, nhưng trong hoạt động thực tiễn lại khác nhau. Mặc dù Luật có quy định thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền phường nhưng về bản chất chưa có sự phân biệt chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn.
Khác với xã, chính quyền phường chỉ quản lý trực tiếp các hộ buôn bán nhỏ, sản xuất kinh doanh trên địa bàn phường rất đa dạng và phức tạp mà sự gắn kết trong hoạt động kinh doanh lỏng lẻo, phường khó tác động định hướng đến hoạt động kinh doanh. Dân số đa dạng và phức tạp, không có sự gắn bó với địa phương, thường xuyên có sự chuyển đổi chỗ ở, nơi công tác – kinh doanh không gắn với nơi ở (có thể ở một phường nhưng làm ở phường khác). Các hoạt động văn hoá giáo dục, y tế, các cơ sở hạ tầng, kiến trúc đô thị … trên địa bàn phường đều có sự liên thông giữa các phường mà chỉ một phường không thể quản lý, xây dựng được, ví dụ như đèn chiếu sáng đô thị, cấp và thoát nước, đường xá … cần sự quản lý theo ngành dọc. Đặc biệt là với Thủ đô có sự đầu tư, yêu cầu cao về cơ sở hạ tầng thậm chí chính quyền thành phố cũng không tự mình giải quyết được ví như đường tàu điện, sân
bay … đây là điều khác biệt so với chính quyền xã. Vai trò chính quyền phường trong phát triển kinh tế - xã hội không rõ, quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực cũng hạn chế.
Lối sống của dân cư ở phường hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường thông qua mua bán, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần phong phú, đa dạng. Cuộc sống của dân cư nông thôn vẫn còn tự túc tự cấp nhất là về lương thực, nhân dân nông thôn có thể tự túc được những nhu yếu phẩm trong cuộc sống hàng ngày. Khác với nông thôn, chính quyền ở đô thị phải tính đến những khả năng cung cấp đáp ứng các dịch vụ sinh hoạt của đời sống cư dân ở mức cao.
Quản lý nhà nước ở phường khác với quản lý nhà nước ở xã về công việc, phạm vi, mức độ. Có nhiều vấn đề trở thành bức xúc ở đô thị như xây dựng trái phép, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, trật tự an toàn giao thông. Chính quyền xã đóng vai trò quyết định trong việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân ở xã; ở địa bàn nông thôn, kinh tế vẫn chủ yếu là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, chính quyền xã, thị trấn quản lý trực tiếp tư liệu sản xuất, đối tượng sản xuất, có vai trò quan trọng trong việc quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực ở xã. Một xã gần như một xã hội hoàn thiện thu nhỏ, từ quản lý dân số đến phát triển kinh tế xã hội với sự gắn chặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh như xuống giống, thủy lợi,... Trong giai đoạn đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới hiện nay trên địa bàn Thủ đô, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội của chính quyền xã đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô ngày càng “giàu đẹp, văn minh, hiện đại”, thu hẹp khoảng cách giàu- nghèo giữ nông thôn và thành thị cần được nhận thức một cách đúng đắn, nghiêm túc.
3.2.3 Cần phân cấp hợp lý nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền chính quyền
Một loại vấn đề khác liên quan đến tổ chức chính quyền địa phương là việc các Hiến pháp nước ta từ Hiến pháp 1959 đến Hiến pháp 1980 và Hiến
pháp hiện hành 1992, kể cả các luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân về mặt quyền hạn, nhiệm vụ đều đưa ra các quy định chung có tính chất đánh đồng cho cả 3 cấp Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Cấp tỉnh, huyện và xã đều tồn tại trên cùng một địa bàn. Vấn đề lớn đặt ra về mặt quản lý xã hội từ phía Nhà nước: 3 cấp chính quyền cùng lo cho một địa bàn thì đòi hỏi một sự phân cấp, phân định hết sức rành mạch phạm vi cấp độ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp để biết chuyên lo về phần việc được phân công, tránh chồng chéo lên nhau hoặc bỏ trống lĩnh vực quản lý, mỗi cấp trực tiếp thực hiện thẩm quyền, chức năng nào thì hiệu quả nhất. Đây cũng là vấn đề mà Hà Nội cũng đang phải đối mặt như các tỉnh, Thành phố khác trên cả nước. Cùng một vấn đề an sinh xã hội, cả Thành phố, huyện, xã cùng có trách nhiệm giải quyết; riêng việc tiếp các đoàn kiểm tra, chỉ đạo đối với chính quyền xã, thôn gây nên nhiều sự chồng chéo, bức xúc cho cả cấp quản lý và người dân.
Đối với xã, vị trí, địa vị pháp lý của nó rất đặc thù, hoàn toàn khác vì đây là cấp cơ sở, nơi chính quyền trực tiếp với dân, ở ngay trong lòng dân, phạm vi những vấn đề có thể thuộc thẩm quyền, chức năng của cấp này giải quyết thường trực tiếp liên quan đến sinh hoạt thường nhật của người dân, đồng thời, đây là cấp mà các quy định của Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện đều dồn về đây. Vì vậy, đây là cấp chính quyền triển khai tổ chức thực hiện là chủ yếu, và đáng chú ý, tất cả việc làm đó đều liên quan trực tiếp đến người dân trên địa bàn, do vậy, người dân cũng có điều kiện trực tiếp thể hiện sự quan tâm, giám sát, kiểm tra sâu sắc đến việc giải quyết. Đây là cấp chính quyền mà chức năng, thẩm quyền có thể thực sự trở thành đối tượng để thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" một cách có hiệu quả nhất. Nói một cách khái quát, đây là cấp chính quyền mà công việc hàng ngày cũng trở thành công việc của dân và công việc hàng ngày của dân cũng trở thành mối lo toan, trở thành công việc của chính quyền. Trong tinh
thần đó nhiều người nói đến tính chất tự quản của chính quyền và cũng là của dân ở cấp này.
Từ nhận xét trên đây càng có cơ sở để có thể nói rằng, tổ chức, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và cả tính chất của chính quyền xã không thể quy định chung, cùng với cấp tỉnh, cấp huyện, mà cần có sự phân cấp hợp lý; nhất là đối với địa bàn Thủ đô có những đặc thù riêng đã được quy định trong Pháp lệnh Thủ đô.