Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Luật sư và hành nghề luật sư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa pháp luật của luật sư ở Việt Nam (Trang 94 - 96)

3.2. Những giải pháp cơ bản xây dựng Văn hóa pháp luật của

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Luật sư và hành nghề luật sư

động tư vấn, tham gia tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác... nhằm phủ kín các phạm vi hoạt động nghề nghiệp trên thị trường dịch vụ pháp lý trong và ngoài nước, cho các đối tượng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, các khu công nghiệp mới... Cần xây dựng chiến lược dài hạn nhằm phát triển đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tạo điều kiện cho các Luật sư tham gia nhiều hơn vào việc hòa giải và xử lý các loại hình tranh chấp trong nội bộ nhân dân, các tranh chấp kinh tế, giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội; đồng thời khuyến khích cho phép các tổ chức hành nghề và cá nhân Luật sư thành lập các chi nhánh ở nước ngoài, tham gia cạnh tranh trên thị trường dịch vụ pháp lý quốc tế; tăng cường giám sát hoạt động của các tổ chức Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.

Pháp luật về Luật sư và hành nghề luật sư cần tập trung vào hai phạm vi là nhất thể hóa hoạt động tư vấn pháp luật vào đối tượng hành nghề chuyên nghiệp là đội ngũ Luật sư và thể chế hóa phương hướng tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động Luật sư, xây dựng cơ chế pháp lý cho việc tham gia ngày càng nhiều hơn của Luật sư trong đàm phán thương mại quốc tế, giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tạo môi trường cạnh tranh dịch vụ pháp lý lành mạnh trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và chủ quyền.

Cần xây dựng điều khoản mới về tội danh xâm phạm quyền bào chữa và nhờ người khác bào chữa của công dân trong Bộ luật Hình sự; sửa đổi và bổ sung một số quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự về tư cách tham gia tố tụng của Luật sư, thời điểm tham gia bào chữa, việc tiếp xúc bị can, bị cáo trong trại tạm giam, quyền điều tra và thu thập chứng cứ, cũng như một số hoạt động nghề nghiệp khác của Luật sư; hoàn thiện quy định để từng bước mở rộng tranh tụng tại phiên tòa, đảm bảo quyền bào chữa của Luật sư được thể hiện một cách thực chất.

Ngoài ra, tôi cũng xin đưa ra một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện hệ thống pháp luật về Luật sư:

Một là, thể chế hóa chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt

Nam xã hội chủ nghĩa, kết hợp giữa quản lý hành chính tư pháp với tăng cường tính tự quản của tổ chức nghề nghiệp Luật sư, bảo đảm tranh tụng dân chủ tại phiên tòa, phát triển và kiện toàn đội ngũ Luật sư.

Hai là, phải tạo được môi trường pháp lý rộng rãi cho tổ chức và hoạt

động Luật sư phát triển, đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu tư vấn pháp luật của nền kinh tế thị trường, phát huy dân chủ, bảo vệ công lý và công bằng xã hội.

Ba là, phải hướng đến việc xây dựng chế độ độc quyền cho hoạt động

Luật sư chuyên nghiệp, xây dựng ngành nghề dịch vụ pháp lý trong nền kinh tế thị trường, lấy nghề Luật sư làm trọng tâm, tạo ra định hướng cho sự phát triển của thị trường dịch vụ pháp lý.

Bốn là, phải xây dựng được phạm vi và lộ trình hoàn thiện pháp luật về

Luật sư từ nay đến năm 2020, thiết kế mô hình quản lý Luật sư phù hợp đặc điểm của Việt Nam.

Năm là, cần thúc đẩy sự phát triển đồng đều hoạt động Luật sư tại các

vùng, địa phương trong cả nước, chú trọng một số địa phương đóng vai trò đầu tàu cần phát triển nhanh với quy mô và chất lượng dịch vụ cao, đồng thời chú ý rút ngắn khoảng cách về nhu cầu thụ hưởng dịch vụ pháp lý và mức độ phát triển nghề Luật sư ở một số vùng miền núi, dân tộc thiểu số.

Sáu là, cần quán triệt đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương

hóa và đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế và tạo môi trường hợp tác quốc tế trong hoạt động Luật sư.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa pháp luật của luật sư ở Việt Nam (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)