Khái niệm Luật sư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa pháp luật của luật sư ở Việt Nam (Trang 31 - 34)

1.4. Văn hóa pháp luật của Luật sƣ

1.4.1. Khái niệm Luật sư

Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật, bằng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp của cá nhân, Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng, cung cấp các dịch vụ pháp lý như: tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật và có thể đại diện cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền lợi của thân chủ trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng. Người muốn hành nghề luật phải được công nhận là Luật sư. Thông thường trên thế giới không đưa ra khái niệm Luật sư mà chỉ quy định về tiêu chuẩn để trở thành Luật sư. Tiêu chuẩn phổ biến để được công nhận Luật sư là: công dân ở nước sở tại; có bằng cử nhân luật; có phẩm chất đạo đức tốt.

Ở Việt Nam, Luật Luật sư được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012. Tuy nhiên, chưa có một văn bản nào chính thức định nghĩa thế nào là Luật sư, Luật sư là danh từ chỉ người được công nhận là Luật sư khi có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và hành nghề Luật sư là việc Luật sư được làm những việc theo chuyên môn, nghề nghiệp của mình đã được pháp luật quy định. Còn nói đến nghề Luật sư là nói đến một nghề trong xã hội, nghề của những người được công nhận là Luật sư. Nói đến nghề Luật sư là nói đến cái chung, còn nói đến Luật sư là nói đến cái cụ thể, đến con người cụ thể, đến chức danh cụ thể. Tuy

nhiên, tuỳ thuộc vào pháp luật và tính truyền thống của từng nước mà khái niệm, tiêu chuẩn Luật sư và điều kiện, phạm vi hành nghề Luật sư, cũng như thủ tục, thẩm quyền công nhận Luật sư được quy định khác nhau.

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm Luật sư. Theo quan điểm thứ nhất thì một người dù có Chứng chỉ hành nghề Luật sư và Thẻ Luật sư cũng không được gọi là Luật sư. Người được gọi là Luật sư khi và chỉ khi người đó có Chứng chỉ hành nghề Luật sư, Thẻ Luật sư và cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Thực tế hiện nay, có một số người có Chứng chỉ hành nghề Luật sư và Thẻ Luật sư, nhưng họ không hành nghề trong một tổ chức hành nghề Luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân, thì không thể nói rằng, họ không phải là Luật sư. Với nội dung quy định của Điều 2 Luật Luật sư “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy

định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)” [23] thì tên điều này phải

là “Hành nghề Luật sư” hay “Hoạt động Luật sư” mới đúng.

Theo quan điểm thứ hai, thì có thể hiểu Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn Luật sư và được Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư. Kể từ thời điểm có Chứng chỉ hành nghề Luật sư, thì người có Chứng chỉ hành nghề Luật sư được gọi là Luật sư.

Theo quan điểm thứ ba, thì Luật sư là người có đủ điều kiện hành nghề Luật sư, có nghĩa là được cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư và Thẻ Luật sư thì mới được gọi là Luật sư. Và như vậy giấy tờ xác nhận một người là Luật sư là Thẻ Luật sư, bởi vì, phải có Chứng chỉ hành nghề Luật sư thì mới được gia nhập Đoàn Luật sư và mới được cấp Thẻ Luật sư. Tuy nhiên, trong Luật Luật sư cũng không có một quy định nào xác định thời điểm một người là Luật sư khi có Thẻ Luật sư, mà chỉ có quy định thành viên Đoàn Luật sư là các Luật sư.

Theo quy định của Luật Luật sư, thì Chứng chỉ hành nghề Luật sư không phải giấy tờ công nhận Luật sư và quyền hành nghề Luật sư, giấy phép hành nghề Luật sư. Còn Thẻ Luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì có thể hiểu có Thẻ Luật sư thì mới được hành nghề Luật sư, được mang danh Luật sư. Thẻ Luật sư còn có ý nghĩa xác nhận tư cách thành viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư (Đoàn Luật sư và Liên đoàn Luật sư). Tuy nhiên, muốn được cấp Thẻ Luật sư thì phải có Chứng chỉ hành nghề Luật sư. Cần phân biệt khái niệm Luật sư với tư cách là người hội đủ tiêu chuẩn Luật sư được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Khi đã được công nhận là Luật sư thì có quyền hành nghề Luật sư. Còn khi tham gia vào tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư (Đoàn Luật sư và Liên đoàn Luật sư) thì với tư cách là thành viên của Đoàn Luật sư và Liên đoàn Luật sư. Chức danh Luật sư được công nhận có ý nghĩa gắn liền với nhân thân của người đó, cũng như nhiều chức danh nghề nghiệp khác trong xã hội. Luật sư chỉ bị tước chức danh Luật sư bởi cơ quan có thẩm quyền đã công nhận nó, nếu Luật sư không còn hội đủ các tiêu chuẩn Luật sư.

Theo Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam:

Luật sư là thành viên đương nhiên của Liên đoàn Luật sư, tham gia Liên đoàn thông qua Đoàn Luật sư nơi mình gia nhập [11, Điều 6, khoản 1], mà theo Điều 8 quy định về việc gia nhập Đoàn Luật sư: Người có Chứng chỉ hành nghề Luật sư là thành viên của Đoàn Luật sư kể từ ngày được gia nhập Đoàn Luật sư. Thủ tục gia nhập Đoàn Luật sư được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư [11, Điều 8, Khoản 1].

Do đó, tôi xin đưa ra khái niệm về Luật sư như sau:“Luật sư là người

sư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp Thẻ Luật sư”.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa pháp luật của luật sư ở Việt Nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)