3.2. Những giải pháp cơ bản xây dựng Văn hóa pháp luật của
3.2.2. Xây dựng ý thức pháp luật, ý thức đạo đức cho Luật sư
Ý thức pháp luật, ý thức đạo đức của Luật sư là nhân tố không thể thiếu trong đời sống pháp luật của xã hội, trong hoạt động hành nghề của Luật sư,
đặc biệt là trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền. Ý thức pháp luật và ý thức đạo đức của Luật sư có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có các văn bản pháp luật liên quan đến Luật sư và hành nghề Luật sư. Nghề Luật sư được coi là kiềng ba chân của hệ thống tư pháp ở Việt Nam, do đó Luật sư đóng góp vai trò rất lớn trong việc đưa hệ thống pháp luật vào đời sống xã hội, đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, đồng thời góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ pháp quyền.
Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, để pháp luật ngày càng trở thành phương tiện mà thông qua đó Đảng lãnh đạo xã hội; trở thành cơ sở pháp lý để bộ máy nhà nước và hoạt động quản lý có hiệu quả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nói chung và đối với các hoạt động nghề nghiệp Luật sư nói riêng thì cần phát huy vai trò ý thức pháp luật, ý thức đạo đức của Luật sư.
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp quy định những chuẩn mực đạo đức và ứng xử nghề nghiệp mà Luật sư phải tuân thủ trong hành nghề và trong lối sống, là thước đo phẩm chất đạo đức của Luật sư. Mỗi Luật sư phải lấy đó làm chuẩn mực cho sự tu dưỡng, rèn luyện, qua đó giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của Luật sư, xứng đáng với sự tôn trọng và tin cậy của xã hội. Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp Luật sư giữ vai trò là “hành lang” đối với thái độ, hành vi của Luật sư trong từng giai đoạn thực hiện công việc và trong các mối quan hệ, nêu rõ những gì phải làm, cấm làm, nên làm hoặc không nên làm. Với mục đích nâng cáo ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của Luật sư, các quy tắc đạo đức nghề nghề góp phần bảo vệ một cách tốt nhất lợi ích khách hàng, bảo vệ công lý và công bằng xã hội. Nếu không có các quy tắc đạo đức nghề nghiệp,
hoặc ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp của Luật sư có thể bị bỏ qua do không xử lý được bằng pháp luật. Bên cạnh việc giám sát Luật sư trong việc tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp của Luật sư còn có thẩm quyền xử lý Luật sư nếu vi phạm các quy tắc đạo đức nghề nghiệp với các hình thức như khiển trách, cảnh cáo, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hành nghề, xoá tên khỏi danh sách Luật sư [18, tr.411- 448].
Từ những phân tích trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp để nâng cao ý thức pháp luật, ý thức đạo đức cho Luật sư như sau:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có hệ thống pháp luật liên quan đến Luật sư và hành nghề Luật sư, có chế tài đảm bảo và hành lang pháp lý bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của Luật sư;
- Nâng cao vai trò và vị thế của Liên đoàn đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương trong đời sống xã hội cũng như các hoạt động chính trị, văn hóa, kinh tế - xã hội của đất nước;
- Trong tình hình phát triển mới, đòi hỏi một mặt phải phát huy tính tự chủ, năng động của Luật sư, nhưng đồng thời phải tăng cường sự quản lý với các Luật sư. Các Đoàn Luật sư dựa vào quy chế quản lý của đoàn cần giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của Luật sư. Đồng thời thực hiện tốt chức năng đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các Luật sư. Cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương trong việc quản lý hành nghề Luật sư.
- Đối với cá nhân mỗi Luật sư (kể cả người mới vào nghề và các Luật sư đã hành nghề lâu năm) cần nâng cao tinh thần yêu nghề, không ngừng rèn luyện kỹ năng hành nghề, lấy quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp Luật sư làm chuẩn mực khi hành nghề. Vì những kiến thức được trang bị ở nhà trường chỉ là những hành trang ban đầu để bước vào nghề, chỉ có ý thức và tinh thần
luôn học hỏi của mỗi Luật sư mới giúp Luật sư làm giàu thêm kinh nhiệm, nắm kiến thức pháp lý vững vàng.
- Trong chương trình khung đào tạo nghề Luật sư, ngoài việc chú trọng đến kỹ năng nghề nghiệp còn phải chú trọng việc rèn luyện đạo đức, cách ứng xử của Luật sư trong những tình huống cụ thể;