3.2. Những giải pháp cơ bản xây dựng Văn hóa pháp luật của
3.2.5. Một số giải pháp cụ thể khác
của Luật sư và thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mới quá trình đào tạo nghề nghiệp Luật sư theo quy trình và phạm vi thích hợp, bồi dưỡng, giáo dục về chính trị, đạo đức và văn hóa nghề nghiệp cho Luật sư; xây dựng hạt nhân chính trị nòng cốt trong tổ chức hành nghề Luật sư nhằm giúp cho mỗi Luật sư nhận thức được đầy đủ trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp và đủ bản lĩnh chính trị vận dụng đúng đắn trong hoạt động nghề nghiệp của mình, xây dựng và nâng cao uy tín cá nhân nói riêng và của đội ngũ Luật sư nói chung. Cùng với việc nâng cao chất lượng chuyên môn, bản lĩnh chính trị và uy tín đạo đức nghề nghiệp của Luật sư, theo chúng tôi, cần phải chuẩn hóa quy trình đào tạo nghề nghiệp Luật sư với ba phạm vi:
- Phạm vi đào tạo nguồn Luật sư, thực hiện chế độ thi tuyển nghiêm túc, thời gian và chương trình đào tạo phù hợp; đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề Luật sư. Tổ chức kỳ thi quốc gia do Liên đoàn Luật sư chủ trì để công nhận tư cách hành nghề Luật sư;
- Phạm vi đào tạo sau đại học, nhằm nâng cao chất lượng và học vấn của đội ngũ Luật sư, phấn đấu đối với số Luật sư dưới 45 tuổi phải đạt trình độ pháp lý trên đại học;
- Phạm vi bồi dưỡng chuyên ngành và ngoại ngữ, nhằm tạo ra một xung lực mới, xây dựng một đội ngũ Luật sư tinh thông nghiệp vụ, hành nghề đạt tiêu chuẩn quốc tế, giỏi về ngoại ngữ để sẵn sàng đáp ứng cho yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường và tham gia tích cực vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cần hình thành tổ chức Quỹ hỗ trợ đào tạo và phát triển đội ngũ Luật sư trẻ trên phạm vi toàn quốc.
Hai là, cần xây dựng hệ thống các tiêu chí và giá trị văn hóa nghề nghiệp Luật sư, đảm bảo cho các tổ chức hành nghề Luật sư và mỗi Luật sư hoạt động có hiệu quả, phù hợp với chức năng xã hội của Luật sư. Trong mỗi tổ chức hành nghề Luật sư, cần xây dựng các chuẩn mực cho tổ chức hành
nghề Luật sư vận hành thống nhất, truyền bá tinh thần cộng đồng gánh vác trách nhiệm trong một niềm tin sâu sắc về lý tưởng của nghề Luật sư, với độ tin cậy cao về phẩm giá, đạo đức nghề nghiệp và một chuẩn mực chung về ứng xử văn hóa. Trong quy chế hoạt động của mỗi tổ chức hành nghề hoặc hợp đồng hợp tác giữa các Luật sư, cần đưa thêm một số nội dung quy định trong Luật Luật sư, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp và một số tiêu chí ứng xử văn hóa, nhất là sự ràng buộc về trách nhiệm bảo đảm uy tín nghề nghiệp, các điều cấm và trách nhiệm về tài sản đối với tổ chức hành nghề Luật sư khi xảy ra việc khách hàng khiếu nại mà tổ chức hành nghề Luật sư đã phải giải quyết với khách hàng (nếu có); nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Luật sư và đóng bảo hiểm xã hội cho các thành viên của tổ chức hành nghề Luật sư.
Muốn duy trì sự vận hành nhất quán và thông suốt, tạo ra mặt bằng chung của văn hóa của Luật sư và nghề nghiệp Luật sư, người đứng đầu tổ chức hành nghề Luật sư phải gương mẫu trong việc tuân thủ các chuẩn mực do mình đề ra, tạo không khí sinh hoạt dân chủ nhưng nghiêm khắc trong kỷ luật hành nghề, hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy đến do những vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Trên cơ sở sự phân công trách nhiệm, quản trị tốt nguồn thu nhập và phân phối, cần có chính sách phân phối hợp lý như một đòn bẩy tích cực; từng bước xây dựng hệ thống đánh giá một cách công bằng về hiệu quả, chất lượng cung cấp dịch vụ, củng cố uy tín của bản thân Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư, có chế độ kiểm tra định kỳ, chấn chỉnh khuyết điểm, nâng cao mặt tích cực, sáng tạo. Mỗi tổ chức hành nghề cần tạo các đòn bẩy kích thích lòng say mê nghề nghiệp, ý thức tu dưỡng, rèn luyện cho Luật sư; vừa chú trọng khen thưởng về vật chất, vừa khuyến khích khen thưởng về tinh thần thông qua việc bình chọn điển hình tiêu biểu, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện hoặc ứng cử vào các tổ chức dân cử; ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản trị tổ chức hành nghề Luật sư; xây dựng chương trình đào tạo tại chỗ, nâng cao trình độ ngoại ngữ, cử Luật sư tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài.
Trên cơ sở đó, cần thiết lập các tiêu chuẩn nhằm xét bình chọn và tổ chức khen thưởng danh hiệu “Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư tiêu biểu về văn hóa nghề nghiệp Luật sư”, thống nhất trang phục của Luật sư khi hành nghề, hướng dẫn các nguyên tắc và nội dung của giới thiệu, quảng cáo trên báo chí hoặc danh thiếp được coi như một công cụ giao tiếp văn hóa; xây dựng cơ sở dữ liệu các văn bản tư vấn và bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp điển hình của các Luật sư trong cả nước; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật và xử lý vi phạm pháp luật từ phía các cơ quan quản lý hành chính tư pháp và tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức hành nghề Luật sư về phạm vi hành nghề, thực hiện các quyền, nghĩa vụ được quy định trong pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Luật sư.
Ba là, với sự chuyển hóa các giá trị văn hóa nghề nghiệp Luật sư thành phẩm chất sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, mỗi Luật sư sẽ tự trang bị cho mình những hành trang bước vào đời sống với tư cách là những chủ thể thực hiện và sáng tạo pháp luật. Với phạm vi hành nghề rộng rãi, đứng trước các yêu cầu của khách hàng và của các cơ quan tiến hành tố tụng, Luật sư có nhiệm vụ tìm kiếm và đề xuất các giải pháp pháp lý cho việc thực hiện thống nhất pháp luật. Là người có kiến thức pháp luật, Luật sư cần tham gia nhiều hơn nữa vào quá trình hướng dẫn thực hiện pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư, khi tiếp xúc, tư vấn cho khách hàng và ngay trong các giai đoạn tố tụng hình sự, nhất là tại các phiên tòa hình sự, trở thành“kênh” hướng dẫn pháp luật có hiệu quả nhất so với các chủ thể tư pháp khác. Do hoạt động nghề nghiệp của Luật sư là một dạng hoạt động đặc biệt, là chủ thể của quá trình áp dụng pháp luật, khả năng độc lập
của Luật sư trong việc tìm kiếm, tổng hợp, đánh giá các căn cứ pháp lý áp dụng trong thực tiễn xét xử do đó họ chính là người chủ động phát hiện ra sự bất cập của các quy định pháp luật, chỉ ra được sự mâu thuẫn của các quan niệm áp dụng pháp luật. Đến lượt mình, cần coi đó là hoạt động nghề nghiệp có tính sáng tạo và góp phần hoàn thiện pháp luật.
Bốn là, cần quan tâm việc tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và thiết kế mô hình quản lý nghề nghiệp Luật sư phù hợp với đặc điểm của Việt Nam. Muốn vậy, cần quan niệm đúng đắn về tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, địa vị pháp lý của Liên đoàn trong hệ thống chính trị và tư pháp ở Việt Nam hiện nay. Là một tổ chức xã hội- nghề nghiệp được thành lập một cách tự nguyện của các Luật sư, các tổ chức hành nghề và các Đoàn Luật sư là thành viên có chung mục đích tập hợp, đoàn kết, hành động chung của những người được phép hành nghề Luật sư ở Việt Nam trong một ngôi nhà chung thống nhất, hoạt động thường xuyên và duy trì các chuẩn mực hoạt động và văn hóa nghề nghiệp đúng đắn; hỗ trợ nhau hoạt động hiệu quả, góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Với tư cách là người đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên, Liên đoàn cần là nơi hội tụ và thể hiện đầy đủ chức năng xã hội của Luật sư, đại diện bảo vệ được tính độc lập và bình đẳng trong việc tham gia thực hiện các phạm vi hành nghề Luật sư. Chính Liên đoàn sẽ đóng vai trò kết nối và điều phối hoạt động giữa tổ chức hành nghề Luật sư với tổ chức xã hội- nghề nghiệp là Đoàn Luật sư địa phương, nhằm tạo ra mô hình chuyên môn tự quản đại diện cho quyền lợi của Luật sư, xúc tiến việc giáo dục và đào tạo thường xuyên, bảo vệ sự chính trực, thanh liêm và các chuẩn mực văn hóa nghề nghiệp Luật sư.
cường được chức năng quản lý Nhà nước với việc nâng cao vai trò tự quản trong hoạt động nghề nghiệp của các tổ chức hành nghề Luật sư, trong đó xác lập được vị thế và vai trò “đầu tàu” trong hoạch định chiến lược phát triển nghề Luật sư của Liên đoàn. Do đó, cần thiết phải thiết kế và xây dựng được mô hình quản lý nghề nghiệp Luật sư phù hợp với đặc điểm và điều kiện phát triển của Việt Nam theo 4 phạm vi và cấp độ: 1) Quản lý Nhà nước của cơ
quan hành chính tư pháp; 2) Quản lý nghề nghiệp của Liên đoàn Luật sư Việt
Nam, các Đoàn Luật sư địa phương; 3) Tự quản của các tổ chức hành nghề Luật sư; và 4) Quản lý, giám sát, phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan như thuế vụ, kiểm toán, tài chính, bảo hiểm... Mô hình này lấy Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư làm trung tâm của việc quản lý.
Kết luận chƣơng 3
Tóm lại, để góp phần tạo nên một nét văn hóa pháp luật đặc trưng của Luật sư, mỗi Luật sư và cả những người tập sự hành nghề Luật sư phải có nhìn nhận đúng mực về nét văn hóa tư pháp nói chung và văn hóa pháp luật của luật sư nói riêng. Muốn làm được điều này, những người trong nghề Luật sư phải thực sự yêu nghề nghiệp mình đã chọn lựa. Khi lòng yêu nghề, tri thức pháp luật và kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp đan xen, hòa quyện sẽ tạo nên nét văn hóa pháp luật đặc trưng của Luật sư Việt Nam. Mỗi Luật sư ai cũng phải có trách nhiệm phát huy và duy trì những điểm sáng của nghề, phải có ý thức giữ gìn đạo đức, phẩm giá của mình, giữ mối quan hệ tốt với mọi người, với đồng nghiệp.
Từ những thực trạng nêu tại chương 2, Luận văn đã đưa ra được các giải pháp để xây dựng văn hóa pháp luật của Luật sư. Theo tác giả, việc đào tạo nghề Luật sư, chú trọng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và quy tắc ứng xử nghề nghiệp là những giải pháp hoàn thiện lực lượng của một chân kiềng tư
pháp, nên bổ sung thêm thời gian và những buổi ngoại khóa để học thêm về đạo đức Luật sư và văn hóa nghề nghiệp Luật sư. Thông qua đó, góp phần đảm bảo việc Luật sư thực hiện tốt nhiệm vụ đối với xã hội. Với tư cách là một bên tham gia trong quá trình tranh tụng, nên mỗi Luật sư đều phải không ngừng rèn luyện, học hỏi để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ tranh tụng của mình. Mặt khác, Luật sư muốn nâng cao uy tín của mình, nâng cao chất lượng tranh tụng, thì không thể không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức. Chỉ có như vậy thì Luật sư mới có thể bắt kịp được với đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Nghề Luật sư là “nghề nói”, “khôn ngoan ra cửa quan mới biết” do đó, cho dù tham gia tranh tụng hay tư vấn pháp luật thì việc trình bày của Luật sư là “tối quan trọng”. Phải xem việc rèn luyện kỹ năng nói “hùng biện” là một nội dung quan trọng trong công tác đào tạo nghề Luật sư. Điều này, không chỉ có ý nghĩa khi Luật sư nói trước những nơi đông người, mà còn cần thiết cả khi giao tiếp, tư vấn cho ít người, thậm chí cho một người. Ngoài việc đào tạo và rèn luyện kỹ năng nói cho Luật sư, thì vấn đề đào tạo và rèn luyện kỹ năng viết văn bản cho Luật sư cũng rất cần được quan tâm đúng mức. Trong hoạt động nghề nghiệp của Luật sư thì Luật sư sẽ phải viết rất nhiều như: viết quan điểm bào chữa, viết luận cứ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, viết dự án…Trên thực tế chúng ta gặp không ít những trường hợp “lúng túng” khi yêu cầu phải viết quan điểm của mình về một vụ án hoặc một vấn đề cụ thể nào đó. Việc “nói” và “viết” thuyết phục là một trong những cơ sở để tăng thêm nét văn hóa của người Luật sư.
KẾT LUẬN
Ở Việt Nam hiện nay, nghề Luật sư đang dần khẳng định được vai trò quan trọng, tuy nhiên trong các văn bản pháp lý cũng như quan niệm của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng và quan niệm của doanh nghiệp, người dân thì vai trò của Luật sư chưa được coi trọng xứng với tầm thực tế của Luật sư. Đó cũng là một trong những lý do ảnh hưởng đến đạo đức và văn hóa nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam. Mỗi Luật sư phải ý thức được sứ mệnh của mình, biết giữ gìn phẩm chất và danh dự nghề nghiệp. Tạo niềm tin và sự kính trọng từ khách hàng, từ đó tôn vinh nghề Luật sư.
Việc xây dựng và phát huy một nét văn hóa đặc trưng của Luật sư – văn hóa pháp luật của Luật sư thì mỗi Luật sư và cả những người tập sự hành nghề Luật sư phải có cái nhìn đúng mực về chân giá trị văn hóa tư pháp nói chung và văn hóa pháp luật của Luật sư nói riêng. Muốn làm được điều này, những người trong nghề luật nghề Luật sư phải thực sự yêu nghề mình đã chọn. Khi lòng yêu nghề, tri thức pháp luật và kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp đan xen, hòa quyện sẽ tạo nên nét văn hóa của Luật sư và nghề luật sư. Mỗi Luật sư, ai cũng phải có trách nhiệm phát huy và duy trì những điểm sáng của nghề, phải có ý thức giữ gìn đạo đức, phẩm giá của mình, giữ mối quan hệ tốt với mọi người, với đồng nghiệp.
Bên cạnh đó nhà nước cần quan tâm hơn nữa đối với nghề Luật sư chẳng hạn như: Luật hóa văn hóa tư pháp nói chung văn hóa nghề nghiệp Luật sư nói riêng nhằm nâng cao vị thế của Luật sư trong xã hội. Trong các giải pháp hoàn thiện lực lượng tư pháp cũng phải xem luật sư là một chân kiềng và việc đào tạo nghề Luật sư cần được chú trọng, quan tâm hơn, cũng như nên bố trí thêm thời gian, nội dung để các học viên học về đạo đức và văn hóa của nghề nghiệp Luật sư. Từ đó mới hình thành một đội ngũ Luật sư thật sự có đạo đức, văn hóa và tài giỏi, đương đầu với những vi phạm, tranh chấp tiềm ẩn trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về Giáo dục đào tạo và Khoa học công nghệ, Hà Nội.
2. Bộ chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQTW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.