3.1. Quan điểm xây dựng văn hóa pháp luật của Luật sƣ
3.1.3. Yêu cầu hội nhập quốc tế
Để đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 07-NQ/TW
do Bộ Chính trị ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2001 đã nêu một số nhiệm vụ cụ thể về hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết này có ý nghĩa rất quan trọng, liên quan tới tất cả các ngành, các cấp, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; định hướng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới, trong đó đã chỉ rõ một nhiệm vụ cụ thể là “đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực”. Để đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bị các điều kiện cần và đủ khi gia nhập WTO, Đảng và Nhà nước đã chủ động lập kế hoạch, trong đó công tác đào tạo nguồn nhân lực được xem là khâu then chốt có ý nghĩa quyết định. Triển khai thực hiện nghị quyết trên, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2003 về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003 -2010. Một
trong các nội dung của Kế hoạch là giao cho Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có chương trình dành riêng cho nghề Luật sư.
Tiếp theo các văn bản trên, tại Nghị quyết 49-NQ/TW, Đoạn 2 mục 2.6 Bộ Chính trị đã chỉ đạo nhiệm vụ của công tác đào tạo là: “Đào tạo đủ số
lượng cán bộ tư pháp có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực tư pháp quốc tế nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực” [3].
Đặc biệt, sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 7/11/2006 và tham gia tích cực hơn vào đời sống chính trị thế giới, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức để hội nhập kinh tế - quốc tế. Điều đó đòi hỏi bộ máy tư pháp phải có nhiều đổi mới, có sự chuẩn bị đầy đủ, khẩn trương về hệ thống pháp luật, cơ sở vật chất và đặc biệt là sự chuẩn bị về nhân tố con người. Trước đây, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, khi đó là Trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương đã nhấn mạnh: “Phải
đặc biệt quan tâm đến hội nhập, tranh tụng với nước ngoài, đề nghị các đồng chí có quyết sách mạnh hơn, quyết liệt hơn”. Có thể nói, nâng cao trình độ
cho cán bộ tư pháp, đặc biệt là đội ngũ Luật sư để đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế đang được đặt ra một cách cấp bách. Đảng và Nhà nước ta xác định vấn đề này là một nhiệm vụ, một yêu cầu cấp thiết đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong bối cảnh hiện nay. Để đa ̣t được mu ̣c tiêu đó, đào tạo phải có khâu then chốt, có tính chất đột phá.
Thực hiện Nghị quyết 49-NQ-TW nêu trên, đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn Luật sư để góp phần giải quyết các thách thức đối với công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 14/5/2008 Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định số 544/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án đào tạo chuyên gia pháp luật, Luật
sư phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2008-2010 với mục tiêu cụ thể là “trong thời gian từ 2008 đến 2010, chúng ta đào tạo chuyên gia pháp luật, Luật sư tại cơ sở nước ngoài nhằm có được một số chuyên gia pháp luật, Luật sư am hiểu pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, giỏi kỹ năng hành nghề Luật sư quốc tế, có khả năng được cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư của nước hoặc đang được đào tạo”. Sau khi được đào tạo, các chuyên gia pháp luật, Luật sư được sử dụng để tư vấn về hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế; soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; giảng dạy các cơ sở đào tạo luật, đồng thời là nòng cốt để từng bước hình thành và phát triển đội ngũ chuyên gia pháp luật, Luật sư tiêu chuẩn quốc tế.
Xuất phát từ chủ trương trên của Đảng và Chính phủ, bản thân người Luật sư phải tự ý thức được nhiệm vụ của mình trong việc học tập, trau dồi kiến thức đáp ứng được nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, song song với việc trau dòi kiến thức chuyên môn, đòi hỏi người Luật sư phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, trong đó có xây dựng được văn hóa pháp luật đặc thù của mình để hình ảnh Luật sư Việt Nam được đánh giá xứng tầm với những gì mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta kỳ vọng. Để làm được điều này, Luật sư phải:
-Trau dồi kiến thức chuyên môn;
-Tích cực nâng cao trình độ ngoại ngữ;
- Am hiểu thông lệ quốc tế (Ngoài luật thành văn còn có luật bất thành văn các lĩnh vực chuyên môn, về Luật sư và hành nghề Luật sư...);
- Xây dựng và giữ gìn uy tín, đạo đức nghề nghiệp Luật sư...