2.1. Thành lập, cơ cấu tổ chức của VAMC và so sánh với mô hình của
2.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động
Tại trụ sở chính của VAMC, cơ cấu tổ chức gồm:
(1) Hội đồng thành viên: Hiện nay theo thông tin trên website của VAMC thì có 02 thành viên Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của VAMC. Các nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản của Hội đồng thành viên VAMC như: Quyết định nội dung Điều lệ, sửa đổi, bổ sung Điều lệ trình NHNN phê duyệt; Quyết định chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động hàng năm của và trình Chủ sở hữu; Quyết định các dự án đầu tư có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của VAMC….
(2) Ban kiểm soát: Hiện Ban kiểm soát của VAMC có 2 thành viên. Ban Kiểm soát VAMC thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ và nghị quyết, quyết định của Chủ sở hữu VAMC, Hội đồng thành viên. Giám sát Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc trong việc quản lý, điều hành VAMC; Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính….
(3) Tổng Giám đốc: Hỗ trợ cho Tổng Giám đốc hiện nay có 4 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc là người điều hành cao nhất của VAMC, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của VAMC, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên và chủ sở hữu VAMC.
(4) Các Phòng/Ban chức năng:
(i) Ban Hành chính – Nhân sự: Chức năng của Ban HC-NS là tham mưu
cho Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc trong công tác Tổ chức cán bộ, Hành chính quản trị và Thư ký tổng hợp của VAMC; Tham mưu cho Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc trong công tác tổ chức, kiểm tra các đơn vị thực hiện các quy định, quy chế, quy trình, nội quy lao động và các chế độ chính sách liên quan đến người lao động.
(ii) Ban Tổ chức tín dụng Cổ phần: Chức năng và nhiệm vụ của Ban là
hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch và xây dưng cơ chế nghiệp vụ liên quan đến hoạt động mua, bán và xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật; Hoạt động nghiệp vụ liên quan đến mua nợ xấu, phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu của các TCTD nhà nước; Hoạt động thu hồi nợ, đòi nợ, bán nợ, xử lý tài sản bảo đảm; cơ cấu lại khoản nợ và hỗ trợ khách hàng vay; đầu tư, cung cấp tài chính, bảo lãnh cho khách hàng vay vốn tại TCTD liên quan đến các khoản nợ xấu đã mua; Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu đã mua; kiểm tra, giám sát TCTD trong hoạt động xử lý nợ theo nội dung ủy quyền của VAMC.
(iii) Ban Tài chính – Kế toán: Ban Tài chính – Kế toán có chức năng tham
mưu cho Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc trong lĩnh vực tài chính, xây dựng cơ bản, tài sản cố định, tổ chức công tác hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh, quản lý vốn và tài sản của VAMC cũng như trong việc tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra công tác tài chính kế toán trong toàn VAMC.
đồng thành viên, Tổng giám đốc trong việc hoạch định, xây dựng chiến lược, kế hoạch và chương trình phát triển CNTT và truyền thông của VAMC; Quản lý, vận hành và phát triển hệ thống CNTT gồm: Cơ sở vật chất, thiết bị phần cứng, phần mềm ứng dụng,... của VAMC đảm bảo hoạt động an toàn, liên tục, thông suốt và hiệu quả. Đầu mối quản lý toàn bộ hệ thống CNTT bảo đảm thống nhất trong toàn hệ thống VAMC và cung cấp, chuyển giao các hệ thống CNTT với các đơn vị ngoài hệ thống VAMC.
(v) Ban Pháp chế: Chức năng chính của Ban Pháp chế là tham mưu cho Hội
đồng thành viên, Tổng giám đốc về những vấn đề pháp lý liên quan đến chính sách, chế độ và hoạt động của VAMC nhằm tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn, phòng tránh những rủi ro pháp lý có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của VAMC; tham mưu cho các đơn vị trong hệ thống những vấn đề pháp lý liên quan đến các hoạt động và nghiệp vụ của VAMC.
(vi) Ban Kiểm tra - Giám sát: Ban có chức năng tham mưu cho Hội đồng
thành viên, Tổng giám đốc trong việc thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, tuân thủ quy trình, qui định, chính sách nội bộ, thủ tục đã được ban hành trong nội bộ VAMC; Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quy trình, quy định, góp phần bảo đảm VAMC hoạt động thông suốt, an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
Về cơ cấu tổ chức hoạt động của Danaharta có sự khác biệt so với VAMC, cụ thể, cơ cấu tổ chức hoạt động và quản trị doanh nghiệp của Danaharta gồm:
(1) Hội đồng quản trị: Theo Điều 5 Đạo luật về Công ty quản lý tài sản quốc
gia Danaharta 1998 thì HĐQT Danaharta là cơ quan chịu trách nhiệm về chính sách và những công tác quản trị chung đối với hoạt động và công việc kinh doanh của Danaharta. HĐQT bao gồm các thành viên: Chủ tịch HĐQT là cá nhân không thuộc ban điều hành cấp cao; Tổng giám đốc điều hành - CEO của Danaharta; 2 thành viên không thuộc ban điều hành cao cấp đại diện cho Chính phủ; 3 thành viên không thuộc ban điều hành cao cấp đại diện khu vực tư nhân tại Malaysia; 2 thành viên không thuộc ban điều hành cao cấp đại diện cho cộng đồng quốc tế. HĐQT
Danaharta có thẩm quyền đưa ra các chỉ đạo, định hướng và chính sách của Danaharta; Rà soát và đánh giá kết quả hoạt động và tài chính của Danaharta; Phê duyệt các khoản mua lại và thanh lý lớn. Đạo luật Danaharta cũng quy định rõ chế độ họp mặt và báo cáo của HĐQT, theo đó, HĐQT họp mặt định kỳ hàng quý; HĐQT phải công khai thuyết minh bắt buộc trên báo cáo đã được kiểm toán thường niên và công khai bất cứ giao dịch nào giữa Danaharta và các Thành viên HĐQT.
(2) Ủy ban lãnh đạo cao cấp: Đây là ủy ban gồm các thành phần là các lãnh
đạo cao cấp của Danaharta, tham mưu trực tiếp cho HĐQT trong việc quyết định các chính sách, định hướng phát triển, kế hoạch kinh doanh cũng như quản trị và phát triển nhân sự cho Danaharta.
(3) Ban điều hành cao cấp: gồm có 2 ủy ban: Ủy ban quản lý tín dụng và
Ủy ban quản lý tài sản nợ - tài sản có. Ủy ban quản lý tín dụng chịu trách nhiệm tham mưu về quản lý các danh mục tài sản nợ xấu mà Danaharta được giao quản lý. Ủy ban quản lý tài sản nợ - tài sản có tham mưu chủ yếu trong việc quản lý tài sản
nợ - tài sản có của Danaharta.
(4) Ban Thi đua khen thưởng: Ban này chịu trách nhiệm liên quan đế hoạt
động thi đua khen thưởng của Danaharta.
(5) Ban Kiểm toán nội bộ: có Trưởng ban kiểm toán nội bộ và tuân thủ.
Chức năng nhiệm vụ của Ban này tương đương với Ban kiểm soát của VAMC.
(6) Tổng Giám đốc: Là người điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của
Danaharta. Các nhiệm vụ và quyền hạn của CEO Danaharta tương đương như Tổng Giám đốc của VAMC.
(7) Các Khối nghiệp vụ: gồm: (i) Khối hoạt động; (ii) Khối Tài sản; (iii)
Khối quản trị rủi ro; (iv) Khối dịch vụ doanh nghiệp; (v) Khối tài chính kế toán và dịch vụ; (vi) Khối pháp chế; (vii) Khối truyền thông nhân sự.
Qua cơ cấu tổ chức của VAMC và Danaharta thì cơ cấu tổ chức VAMC tương đối cơ bản và phù hợp với quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện nay đối với loại hình công ty TNHH một thành viên do tổ chức sở hữu, các Ban nghiệp vụ được thiết lập theo đúng nhu cầu thực tế tại thời điểm hiện tại, ngoài Hội đồng thành viên là cơ
quan cao nhất thì VAMC không có bất kỳ một ủy ban lãnh đạo cao cấp hay điều hành để tham mưu cho các hoạt động của VAMC. Hiện nay, VAMC có 2 thành viên Hội đồng thành viên là đại diện phần vốn góp của chủ sở hữu, 5 thành viên của Ban Tổng Giám đốc, như vậy, xét về lực lượng quản lý VAMC tương đối mỏng, ngoài sự giám sát của NHNN, VAMC không có bất kỳ sự thành phần nào đại diện cho khối các tổ chức tín dụng, khối doanh nghiệp tham gia quản lý, lãnh đạo. Thực tế, có thể nói rằng đại diện cho các khối này sẽ đóng góp các ý kiến từ thực tiễn hoạt động của chính họ nhằm tham mưu cho quản lý và hoạt động VAMC hiệu quả. Trong các Ban nghiệp vụ của VAMC chưa có các Phòng/Ban/Khối liên quan đến quản trị rủi ro và truyền thông, đây là một vấn đề mà VAMC cần phải xem xét vì hoạt động của VAMC vẫn tiềm ẩn rủi ro, do đó, vấn đề quản trị và kiểm soát rủi ro là cần thiết. Đồng thời, bộ phần truyền thông cũng là kênh làm cầu nối phát triển thương hiệu VAMC, cung cấp các thông tin về hoạt động của VAMC nhằm giúp cho hoạt động của VAMC được cập nhật và tiếp cận liên tục.
Trong khi đó, đối với Danaharta, Malaysia thực sự quan tâm đến các đội ngũ quản lý của Danaharta, HĐQT hiện nay có 9 thành viên, ngoài Chủ tịch HĐQT và TGĐ thì các thành phần của HĐQT của Danaharta còn có các thành viên đại diện cho Chính phủ, đại diện cho khu vực tư nhân và đại diện cho cộng động quốc tế. Đây là một điểm cộng đáng lưu ý trong việc thiết lập cơ quan quản lý điều hành của Danaharta vì Danaharta coi trọng cả các ý kiến của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, của cộng đồng quốc tế để đảm bảo các chính sách và định hướng đường lối hoạt động do HĐQT đưa ra phù hợp với thực tiễn, không xa rời thực tế và đẩy mạnh được hiệu quả hoạt động của Danaharta. Bên cạnh đó, cơ cấu quản lý điều hành của Danaharta còn có Ủy ban lãnh đạo cao cấp, Ủy ban điều hành cao cấp, Tổng Giám đốc. Điều này cho thấy sự quan tâm của Malaysia khi tạo ra một lực lượng quản lý điều hành khá đồ sộ cho Danaharta dù cho Danaharta chỉ hoạt động 7 năm, sự quan tâm này cho thấy Malaysia thực sự mong muốn Danaharta sẽ hoàn thành kế hoạch đặt ra trong thời gian hoạt động với lực lượng quản lý thực sự đủ mạnh. Đối với các Khối hoạt động nghiệp vụ, ngoài các nghiệp vụ cơ bản tương đồng với VAMC thì
Danaharta còn có Khối quản trị rủi ro; Khối Tài sản; Khối truyền thông. Như vậy, cơ cấu tổ chức của Danaharta tương đối đầy đủ và bài bản, đội ngũ quản lý đủ mạnh và đơn vị nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động của Ban điều hành tương đối đầy đủ thể hiện rõ ràng Chính phủ Malaysia cũng rất kỳ vọng vào hoạt động của Danaharta. Thực tế đã chứng mình Danaharta đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra trong thời gian 7 năm hoạt động. Rõ ràng, VAMC của chúng ta cũng cần nhìn nhận về cơ cấu tổ chức của mình một cách nghiêm túc và có những bước cải thiện, cải tổ nhằm hoàn thiện cũng như nâng cao năng lực quản lý, điều hành, bổ sung các lĩnh vực nghiệp vụ cần có để hoạt động của VAMC thực sự hiệu quả.
2.2. Hoạt động quản lý tài sản của VAMC và so sánh với mô hình của Malaysia