Thứ năm, cần tạo sự độc lập về chính trị của VAMC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật việt nam và malaysia về mô hình quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng 07 (Trang 99)

3.2. Định hướng hoàn thiện và một số kiến nghị pháp luật điều chỉnh

3.2.5. Thứ năm, cần tạo sự độc lập về chính trị của VAMC

Như đã phân tích tại phần bất cập đối với hoạt động của VAMC nêu tại Mục I Chương này, một trong các nguyên nhân khiến hoạt động của VMAC không hiệu quả là do VAMC chưa thực sự độc lập về chính trị trong quá trình hoạt động, điều này cũng dễ hiểu do các nguyên nhân, tiền đề dẫn đến sự ra đời của VAMC và cơ cấu vốn, địa vị pháp lý của VAMC theo pháp luật hiện nay chưa thể trao cho VAMC sự độc lập trong việc quyết định hướng đi, định hướng giải quyết nợ xấu. Mọi hoạt động của VAMC vẫn theo sự giám sát, chỉ đạo của NHNN (thông qua Cơ quan Thanh tra, Giám sát hoạt động ngân hàng), do đó, tác giả cũng tự nhận thấy kiến nghị này có thể coi là khó khả thi nhưng thực tế hiện nay hoạt động của VAMC chịu sự tác động của nhiều nhóm lợi ích khác nhau, Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định VAMC phải mua các khoản nợ xấu không đủ điều kiện (không có tài sản bảo đảm, khách hàng vay không có khả năng trả nợ…). Quyền lực này có thể là công cụ để Chính phủ sử dụng VAMC như một kênh bơm tiền gián tiếp cho các tập đoàn nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn đang có nguy cơ phá sản. Điều này sẽ làm nợ xấu và lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, với các kiến nghị đã nêu ở trên, việc tạo ra một sự độc lập thực sự trong hoạt động của VAMC (không chịu tác động quá nhiều bởi cơ quan quyền lực nhà nước) cũng là một vấn đề cần lưu ý nhằm tạo cơ chế để VAMC có thể hoạt động theo cơ chế thị trường, xử lý nợ hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật việt nam và malaysia về mô hình quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng 07 (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)