2.1. Thành lập, cơ cấu tổ chức của VAMC và so sánh với mô hình của
2.2.1. Vốn hoạt động
VAMC là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Vốn điều lệ hiện nay của VAMC là 500 tỷ đồng Việt Nam, toàn bộ nguồn vốn do NSNN cung cấp. Ngoài vốn điều lệ, VAMC có các nguồn vốn huy động từ trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành theo quy định của NHNN và các nguồn vốn huy động khác theo quy định của pháp luật đối với Công ty TNHH một thành viên do NN nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh thu của VAMC chủ yếu từ các khoản tiền thu được do đòi nợ, khách hàng trả; tiền thu được từ bán nợ, bán tài sản bảo đảm; thu từ đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần; phí hoa hồng được hưởng từ các hoạt động tư vấn, môi giới mua bán, xử lý nợ và tài sản; các nguồn thu khác từ hoạt động tài chính; thu phí đấu giá tài sản. Trong khi đó, các khoản chi của VAMC chủ yếu là chi mua nợ; chi phí đòi nợ; chi phí tư vấn, môi giới mua, bán, xử lý và tài sản; chi cho hoạt động bán nợ, bán cổ phần và chuyển nhượng vốn góp. Lợi nhuận hoạt động của VAMC được xác định bằng tổng doanh thu phát sinh trong kỳ trừ đi tổng các khoản chi phí hợp lý phát sinh trong kỳ theo chế độ quy định. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật, lợi nhuận của VAMC được phân phối như sau: Bù đắp khoản lỗ của các năm trước; trích 30% vào quỹ đầu tư
phát triển; trích quỹ thưởng Viên chức quản lý VAMC và quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi; lợi nhuận còn lại (nếu có) sau khi trích lập các khoản trên thì phải được nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
VAMC mới đi vào hoạt động, các khung pháp lý cho các hoạt động tạo nguồn thu cho VAMC chưa hoàn chỉnh nên thực tế VAMC chưa có nhiều khoản thu. Số vốn điều lệ do NSNN cấp cho hoạt động của VAMC được cho là khiêm tốn so với mục tiêu hoạt động là xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Theo số liệu các tổ chức tín dụng báo cáo, đến cuối tháng 9/2013, tổng nợ xấu nội bảng là hơn 142.300 tỷ đồng, chiếm 4,62% tổng dư nợ. Trong khi đó, số liệu của Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ lệ nợ xấu tính tới cuối tháng 7/2013 là gần 139.000 tỷ đồng (tương đương 4,58% tổng dư nợ). Như vậy, với 500 tỷ đồng hoạt động, VAMC sẽ xoay sở như thế nào để đạt được mục tiêu mà Chính phủ và NHNN mong đợi.
Theo thông tin, từ đầu năm 2014 đến nay, việc mua nợ xấu của VAMC gần như chững lại, con số nợ xấu mà VAMC mua được, bán ra bao nhiêu ít khi được công bố chính thức. Thực tế, 7 tháng đầu 2014, nợ xấu các TCTD vẫn được xử lý hết sức chậm chạp. Thậm chí, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước thì “nguy cơ nợ xấu gia tăng vẫn là điều đáng lo ngại” và mục tiêu đặt ra vẫn là phải triển khai các giải pháp đồng bộ để kiềm chế nợ xấu gia tăng trong những tháng cuối năm. Ông Nguyễn Đức Kiên – Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc Hội – cung cấp: “Kể từ khi thành lập năm 2013 đến nay, VAMC mới chỉ giải quyết (bán) được chưa đến 2% trong số 51.000 tỷ đồng (tương đương 2,4 tỷ USD) nợ xấu ở các ngân hàng”.
Ngày 12/8/2014, NHNN đã ban hành Thông tư số 20/2014/TT-NHNN (có hiệu lực từ 30/9/2014) quy định về khoản thu, tạm ứng VAMC đối với các khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt. Văn bản này được cho là giải pháp tháo gỡ đối với việc bù đắp các khoản chi phí của VAMC, Thông tư này quy định rõ tỷ lệ các khoản thu, tạm ứng của VAMC đối với các khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt. Theo đó, VAMC được hưởng số tiền tương ứng với một tỷ lệ trên số tiền thu hồi nợ của VAMC như đã nêu ở trên. Trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng một hàng năm, TCTD bán nợ phải chuyển cho VAMC các khoản tạm ứng
của năm trước liền kề tương ứng với một tỷ lệ trên số dư nợ gốc thực tế bình quân năm của các khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt của năm trước liền kề. Với quy định trên có thể thấy tiềm ẩn những vướng mắc cho TCTD khi phải trả cho VAMC khoản tiền mà VAMC được hưởng trên số tiền VAMC thu hồi nợ làm tăng chi phí xử lý nợ xấu và giảm nguồn thu hồi của TCTD, điều này có thể lại càng làm cho động lực bán nợ cho VAMC của TCTD bị giảm sút.
Theo các chuyên gia kinh tế thì “phải có tiền tươi thóc thật” mới hy vọng xử lý được nợ xấu, phải có cơ chế để VAMC bán nợ xấu, thu hồi vốn thì việc xử lý khối nợ xấu khổng lồ trên vai nền kinh tế mới có thể được khơi thông. Nhưng nếu VAMC chỉ dừng lại ở việc mua nợ bằng trái phiếu mà không có nguồn vốn thực sự, cũng không có giải pháp để huy động vốn thì việc kỳ vọng vào hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC vẫn khá mong manh.
Việc thiết lập VAMC theo loại hình Công ty TNHH một thành viên do NN sở hữu 100% cũng tạo ra rất nhiều bất cập và vướng mắc cho VAMC khi có nhu cầu huy động về vốn. Có thể hiểu mong muốn của Chính phủ khi thành lập VAMC nhằm tạo ra một định chế hoạt động phi lợi nhuận, thực hiện nhiệm vụ chính trị - kinh tế nhưng để xử lý khối lượng nợ xấu khổng lồ, vấn đề vốn là nhu cầu cấp thiết.
Danaharta được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 1965 của Malaysia [13]. Khi mới đi vào hoạt động, Chính phủ Malaysia cấp cho Danaharta 3 tỷ Ringgit làm vốn, phần còn lại sẽ phải tự đi huy động. Theo ước tính ban đầu, Danaharta cần đến 25 tỷ Ringgit để xử lý nợ xấu và chủ yếu phải dựa vào phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, trong thực tế sau 7 năm hoạt động, Danaharta chỉ cần 13 tỷ Ringgit. Theo quy định tại Điều 9 Luật về Công ty quản lý tài sản quốc gia Danaharta năm 1998 thì vốn cổ phần của Công ty ban đầu sẽ được Bộ Tài chính mua và nắm giữ, Bộ Tài chính sẽ có thể thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ với tư cách người nắm giữ vốn cổ phần của Công ty. Bộ Tài chính được coi là Công ty sở hữu vốn của Danaharta. Mức vốn hoạt động ban đầu chỉ là 3 tỷ Ringgit, trong khi ước tính ban đầu về nhu cầu vốn mà Danaharta cần có để xử lý nợ xấu là 25 tỷ Ringgit nhưng trong quá trình hoạt động Danaharta được phép thực hiện các hoạt
động huy động vốn nhằm đáp ứng vốn cho mục tiêu xử lý nợ xấu như phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là đặc điểm mà VAMC cần phải tham khảo kinh nghiệm và đề xuất với Chính phủ Việt Nam sửa đổi chính sách về vốn hoạt động của VAMC, để tránh ảnh hưởng đến tình hình NSNN, nên chăng, Chính phủ Việt Nam cần tạo ra các cơ chế để VAMC có thể huy động vốn. Để đạt mục tiêu này, cần xem xét chính loại hình hoạt động hiện nay của VAMC, chủ sở hữu của VAMC là Nhà nước (đại diện là NHNN), chính vì thế việc tăng vốn phải do Nhà nước quyết định, trong khi đó, pháp luật về loại hình công ty TNHH một thành viên chưa có quy định về việc loại hình này được phát hành trái phiếu để huy động vốn, như vậy, để có vốn hoạt động, VAMC chỉ bằng việc xin Nhà nước tăng vốn hoặc phải đi vay. Cả hai phương án này đều không đạt mục tiêu và đem lại hiệu quả vì việc xin Nhà nước tăng vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến NSNN và mức tăng cũng chỉ trong giới hạn nhất định, còn việc phải đi vay vốn để hoạt động thì cần xem xét trong tổng thể các nguồn thu của VAMC có đủ để bù đắp chi phí về lãi suất. Để giải quyết bài toán về vốn, có thể phải thay đổi loại hình hoạt động của VAMC, nên xem xét cho phép VAMC cổ phần hóa, cho phép các TCTD và định chế tài chính nước ngoài tham gia góp vốn cổ phần tại VAMC. Việc thay đổi mô hình hoạt động sẽ tạo động lực về vốn cho VAMC thực hiện được mục tiêu hoạt động có thể mua đứt bán nhanh nợ xấu và mua nợ xấu theo giá thị trường. Mặt khác, với sự tham gia đầu tư góp vốn của nhiều TCTD, định chế tài chính nước ngoài, VAMC hoạt động phải có phương án kinh doanh và mục tiêu về lợi nhuận để đáp ứng nhu cầu về lợi ích của các cổ đông, từ đó sẽ thúc đẩy VAMC trong việc xử lý bán nợ, giải quyết nợ.
Trong khi các TCTD, nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm và muốn đầu tư góp vốn vào VAMC thì VAMC đang loay hoay với vấn đề vốn. Theo thông tin mới nhất thì VAMC đang đề xuất Chính phủ xem xét tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng, tuy nhiên, tác giả thấy rằng kể cả với mức vốn này thì VAMC vẫn chưa đủ khả năng để đáp ứng kỳ vọng của nhà nước cũng như xã hội trong việc giải quyết khối lượng nợ xấu hiện nay.
nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp của mỗi nước. VAMC theo mô hình Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan thanh tra, giám sát hoạt động của VAMC. Đối với Danaharta, Chính phủ Malaysia chỉ cấp vốn hoạt động ban đầu là 3 tỷ Ringgit, đại diện nắm giữ cổ phần tại Danaharta là Bộ tài chính, Danaharta được thực hiện các hoạt động để huy động vốn từ các nguồn khác nhằm có đủ vốn để xử lý nợ xấu. Hoạt động của hai mô hình có điểm chung là được cấp vốn ban đầu từ ngân sách nhà nước, tuy nhiên, cơ chế về huy động vốn của Danaharta cởi mở hơn so với VAMC, do đó, trong quá trình hoạt động Danaharta không gặp khó khăn về vốn. Đồng thời, có thể thấy vốn của Danaharta khi tham gia mua bán nợ xấu là vốn thật, trong khi đó, đối với VAMC, mới chỉ hoạt động được hơn 1 năm đã gặp phải rất nhiều bất cập liên quan đến vấn đề vốn làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý nợ xấu, VAMC không có cơ sở pháp lý để phát hành trái phiếu Chính phủ như Danaharta cũng như các hình thức huy động vốn nên vấn đề vốn đang trở thành nhức nhối đối với VAMC.