Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự (Trang 38 - 42)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự

Chức năng thực hành quyền công tố của VKS trong khởi tố vụ án hình sự đƣợc thể hiện qua các hoạt động pháp lý độc lập liên quan trực tiếp đến tội phạm, chức năng này đƣợc thể hiện qua các hoạt động cụ thể:Trực tiếp khởi tố vụ án hình sự;Yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án;Một số hoạt động khác nhƣ:Hủy bỏ các quyết định khởi tố vụ án hoặc không khởi tố vụ án không có căn cứ, trái pháp luật của CQĐT và các cơ quan khác có thẩm quyền;Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp, khám xét, tạm giữ.

Về trực tiếp khởi tố vụ án hình sự, Điều 87 BLTTHS năm 1988 quy định khi có dấu hiệu của tội phạm thì VKS ra quyết định khởi tố vụ án hình sự: “Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì CQĐT, VKS phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự...”. Nhƣ vậy BLTTHS năm 1988 đã quy định cụ thể về chức năng trực tiếp khởi tố vụ án hình sự của VKS.

Điều 36, 104 và 109 BLTTHS năm 2003 quy định, VKS chỉ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi VKS hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT và trong trƣờng hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án.Khoản 1, Điều 104 BLTTHS năm 2003: “VKS ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trƣờng hợp VKS hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan quy định tại khoản này và trong trƣờng hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án.”

Nhƣ vậy, về thẩm quyền trực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án của VKS theo quy định của BLTTHS năm 1988 rộng hơn so với quy định của BLTTHS năm 2003. Theo quy định của BLTTHS năm 1988 VKS có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án trong mọi trƣờng hợp còn theo BLTTHS năm 2003 thì VKS chỉ đƣợc ra quyết định khởi tố vụ án trong hai trƣờng hợp.

Về yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 không quy định cụ thể về

thẩm quyền yêu cầu khởi tố vụ án của VKS nhƣng theo hƣớng dẫn tại Điểm 2 mục 2 Thông tƣ liên ngành số 03/TTLN ngày 19/5/1992 thì khi kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm của CQĐT, VKS có quyền yêu cầu khởi tố hoặc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, chuyển cho CQĐT để tiến hành điều tra. Nhƣ vậy, VKS có thể trực tiếp khởi tố vụ án khi xác định có dấu hiệu của tội phạm, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để VKS thực hiện chức năng công tố.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, VKS yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hình sự.

Về vấn đề thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, BLTTHS năm 1988 không quy định về vấn đề này. Trong khi đó Điều 106 BLTTHS năm 2003 quy định: “Khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra hoặc còn có tội phạm khác thì CQĐT,VKS ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự.”

Sau khi khởi tố vụ án hình sự, CQĐT có điều kiện thu thập thêm nhiều chứng cứ, tài liệu giúp cho việc nhận thức, đánh giá về hành vi phạm tội đầy đủ và chính xác hơn. Vì vậy, những nhận thức đánh giá ban đầu về tội phạm khi khởi tố vụ án nhiều khi không còn đúng với hành vi phạm tội đã xảy ra hoặc phát hiện thêm tội phạm mới và vì vậy quyết định khởi tố vụ án cần đƣợc thay đổi, bổ sung cho phù hợp. Luật quy định chỉ có CQĐT và VKS mới có thẩm quyền thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự.Nếu thấy quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐT chƣa đủ căn cứ hoặc không có căn cứ thì VKS có văn bản yêu cầu để CQĐT bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc ra quyết định hủy bỏ; nếu CQĐT không nhất trí và rõ ràng việc thay đổi, bổ sung này không có căn cứ thì VKS căn cứ Khoản 5, Điều 112 của BLTTHS ra quyết định hủy bỏ.

Trƣờng hợp có căn cứ thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, VKS có văn bản yêu cầu CQĐT ra quyết định; nếu đã yêu cầu mà CQĐT không nhất trí thì VKS ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định phải gửi cho CQĐT để tiến hành điều tra theo đúng quy định tại Khoản 2 Điều 106 của BLTTHS.13Việc quy định về thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự đảm bảo cho việc khởi tố vụ án đƣợc chính xác phù hợp, hạn chế bỏ lọt tội phạm.

Về một số hoạt động cụ thể khác trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự đƣợc biểu hiện qua một số hoạt động cụ thể khác nhƣ:Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ, trái pháp luật của CQĐT và các cơ quan khác có thẩm quyền khởi tố vụ án, trừ Hội đồng xét xử.

Điều 91 BLTTHS năm 1988 và Khoản 2, Điều 109 BLTTHS năm 2003 quy định về thẩm quyền hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hoặc không khởi tố vụ án của VKS.Viện kiểm sát quyết định hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐT không có căn cứ, theo quy định tại Khoản 5, Điều 112 BLTTHS năm 2003 và Điểm 8 Thông tƣ liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP của VKS nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ngày 7/9/2005 về quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS.

Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp, khám xét, tạm giữ.“Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự nhƣ: bắt, tạm giữ, tạm giam,... là những hoạt động nhằm đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời phạm tội, những việc này liên quan trực tiếp đến việc thực hành quyền công tố của VKS.”14

13 Viện Kểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng (2005), Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT- VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005.

Trong giai đoạn khởi tố vụ án những biện pháp nhƣ bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp, tạm giữ là những biện pháp đƣợc tiến hành trƣớc khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trong những trƣờng hợp này chức năng thực hành quyền công tố của VKS đƣợc pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định cụ thể tại Khoản 4, Điều 63 và Khoản 3, Điều 68 BLTTHS năm 1988. Việc bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp. Trong mọi trƣờng hợp, việc bắt khẩn cấp phải đƣợc báo ngay cho VKS cùng cấp bằng văn bản để xét phê chuẩn. Nếu VKS không phê chuẩn thì trả tự do ngay cho ngƣời bị bắt.

Tạm giữ ngƣời, trong thời hạn 24 giờ, lệnh tạm giữ phải đƣợc gửi cho VKS cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không cần thiết thì VKS ra quyết định hủy bỏ lệnh tạm giữ và trả tự do ngay cho ngƣời bị tạm giữ.Quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn việc bắt khẩn cấp và quyết định hủy bỏ lệnh tạm giữ thể hiện chức năng thực hành quyền công tố của VKS.Bộ luật tố tụng hình sựnăm 2003 cũng quy định tƣơng tự nhƣ vậy, tại Khoản 4, Điều 81 và Khoản 3, Điều 86.Trong thực tế giải quyết vụ án hình sự biện pháp bắt khẩn cấp và tạm giữ trong giai đoạn khởi tố vụ án đƣợc áp dụng nhiều hơn, bên cạnh đó biện pháp khám xét cũng có thể đƣợc áp dụng trƣớc khi khởi tố vụ án.

Nhƣ vậy, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, VKS luôn là cơ quan có chức năng quan trọng, thông qua chức năng thực hành quyền công tố trong các biện pháp bắt tạm giữ và khám xét đảm bảo đƣợc áp dụng đúng ngƣời, đúng pháp luật góp phần quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)